Nguyên nhân chủ yếu là do thời điểm trước đó gặp nắng hạn, trái không đạt chuẩn xuất khẩu, cộng với thời điểm đang vào mùa trái cây. Trước tình hình này, nhiều nhà vườn đã chọn giải pháp bán lẻ tại các chợ để thu hồi lại vốn.
Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha Thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích Thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm. Tháng 4-2014, đặc sản này đã được bảo hộ độc quyền tại Mỹ trong thời hạn 10 năm. Ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Thanh long Châu Thành còn được xuất sang Úc.
“Hiện nay, toàn bộ các đầu mối thu mua xuất khẩu đều ở ngoài địa phương như TP. HCM và Bình Thuận nên không tránh khỏi tình trạng bán qua cò trung gian ép giá. Mặc khác, thời gian qua vẫn còn khoảng 50% diện tích không đủ nguồn điện để xông nghịch mùa. Trước thực trạng này, huyện đã có kiến nghị và vừa được Tổng cục Năng lượng-Bộ Công thương có văn bản đồng ý việc đầu tư xây dựng mới trạm biến áp 110kV tại huyện vào đầu năm 2016 để đảm bảo cho sản xuất”, ông Biết nói.
H.N