Theo đó, đến năm 2050 xây dựng thành phố Huế và khu vực phát triển, mở rộng đô thị trở thành khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế; đưa Thành phố Huế thành 01 trong 06 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam; là 01 trong 03 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách là “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”...
Cầu Tràng Tiền
Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm Thành phố Huế hiện có (70,99 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi của các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và các xã lân cận) với diện tích khoảng 348,54 km2.
Nhà hảng nổi ở Huế
Thành phố Huế sẽ được phát triển theo mô hình cụm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm và 04 đô thị phụ trợ.
Vẻ đẹp Huế
Các đô thị được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, bố trí dải cây xanh giữa các đô thị để hạn chế phát triển lan tỏa của các đô thị và phòng tránh lũ lụt; tạo lập cụm đô thị di sản - văn hóa - cảnh quan thân thiện với môi trường.
Đại nội Huế . Ảnh internet
Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 12.190 ha với chỉ tiêu 210 m2/người; diện tích đất ở khoảng 4.520 ha, chỉ tiêu khoảng 77,8 m2/người; đất dân dụng (nhà ở, công cộng, cây xanh...) khoảng 6.496 ha, đất ngoài dân dụng là 5.694 ha và đất tự nhiên, dự trữ là 22.664 ha...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
ĐL