Tháo gỡ nút thắt pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Việt Nam

(PLO)-Khung pháp lý đóng vai trò rất trọng trong việc xây dựng, thực thi cho chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam

Sáng nay 3-12, tại TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật và Trường Đại học Paris I (Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh”.

Tại hội thảo, PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật phát biểu, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu và yêu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Đây không chỉ là một thách thức về mô hình kinh tế và giải pháp môi trường mà còn đòi hỏi xây dựng một khung pháp lý vững chắc, linh hoạt, nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về zero.

Khung pháp lý này cần bao hàm các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện các phương pháp công nghiệp xanh, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dễ bị tổn thương.

Đồng thời, việc nghiên cứu và so sánh khung pháp lý giữa các quốc gia là chìa khóa để nhận diện và khắc phục những bất cập, chia sẻ kinh nghiệm, và thực hành tốt.

chuyển đổi xanh
Các chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "Khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh”.

Theo GS. Romain Boffa, Trường Đại học Paris Est Créteil sự cần thiết phải cân bằng giữa quyền sở hữu và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Sự kết hợp giữa pháp luật, cơ chế thị trường và ý thức xã hội sẽ là chìa khóa để phát triển bền vững và bảo vệ hệ sinh thái cho các thế hệ tương lai.

ThS. Phạm Lộc Hà, Nghiên cứu viên, Viện Pháp luật quốc tế và so sánh, Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết, hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước 1986, giai đoạn 1986 đến 2005, giai đoạn từ năm 2006 tới nay.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát triển liên tục, thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chất lượng môi trường sống và đảm bảo phát triển bền vững.

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đánh dấu một bước tiến quan trọng với việc bổ sung nhiều chế định mới, đặc biệt là các cơ chế tài chính và công cụ hỗ trợ, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và thực thi các mục tiêu bảo vệ môi trường.

“Việt Nam vẫn cần khắc phục liên quan đến hiệu quả thực thi, sự thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp luật, đồng thời dự báo các thách thức pháp lý có thể phát sinh trong tương lai, như sự phức tạp trong triển khai thị trường tín chỉ carbon, khó khăn trong áp dụng công nghệ số và quản lý môi trường, và nhu cầu điều chỉnh cơ chế tài chính phù hợp với xu thế kinh tế tuần hoàn.

Do đó, chúng ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời sẵn sàng ứng phó với các thách thức môi trường toàn cầu” - ThS. Phạm Lộc Hà nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm