Nhiều giải pháp về công nghệ ở 5 nhóm ngành để đạt mục tiêu Net Zero

(PLO)- Bộ KH&CN xây dựng chương trình KH&CN cấp quốc gia với mã số KC.16/2430, trong đó nêu các định hướng, giải pháp cụ thể nhằm phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-12, tại TP Vũng Tàu, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo khoa học “Triển khai Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho Vùng Đông Nam Bộ”.

Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành cho biết, từ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình KH&CN cấp quốc gia với mã số KC.16/2430, nhằm phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

Nhiều giải pháp về công nghệ ở 5 nhóm ngành để đạt mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo. Ảnh: KN

Chương trình này sẽ song hành cùng với các Chương trình KH&CN quốc gia khác đã và đang thực hiện để chung tay thúc đẩy các giải pháp KH&CN, đặc biệt là hướng tới công nghệ xanh, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26).

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN, chương trình là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống. Qua đó thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Đưa ra nhiều giải pháp về công nghệ xanh

Tại hội thảo, Bộ KH&CN đã thông tin một số định hướng của Chương trình KH&CN cấp quốc gia mã số KC.16/2430 nhằm phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

Theo đó, Chương trình tập trung vào 5 nhóm ngành chính gồm: Năng lượng; Công nghiệp; Giao thông vận tải và Phát triển hạ tầng; Nông - Lâm nghiệp và Bảo vệ môi trường.

Trong đó, ở nhóm ngành năng lượng tập trung nghiên cứu tối ưu hóa hiệu suất và sử dụng năng lượng mặt trời và turbine gió. Nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng trung hòa carbon.

Nhóm ngành công nghiệp tập trung nâng cao hiệu suất các quá trình nhiệt, tận dụng nhiệt trong công nghiệp. Thu hồi, tái chế, tái sử dụng dung môi chất lạnh, phát triển các dạng dung môi chất lạnh phát thải thấp.

Kho-cang-LNG-Thi-Vai.jpg
Tổng công ty Khí Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh năng lượng xanh. Ảnh: TK

Nhóm ngành giao thông vận tải và phát triển hạ tầng tập trung nghiên cứu các công nghệ giúp tăng hiệu quả hạ tầng xe điện và giao thông bền vững. Nghiên cứu năng lượng thay thế, phương án giảm phát thải, thu hồi carbon cho vận tải hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa. Nghiên cứu các công trình xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, vật liệu xây dựng có khả năng hấp thụ carbon, giảm phát thải, thân thiện môi trường…

Nhóm ngành nông - lâm nghiệp nghiên cứu giảm phát thải từ ruộng lúa thông qua tối ưu hóa quản lý nguồn nước, phân bón nhả chậm, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển giống lúa và cây trồng giảm phát thải khí nhà kính… Nghiên cứu các công nghệ tăng khả năng hấp thụ carbon trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ số thông minh trong canh tác.

Canh-dong-lua-An-Nhưt.jpg
Định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển giống lúa và cây trồng giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh minh họa: TK

Nhóm ngành môi trường nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật tăng cường tái chế và quản lý chất thải, giảm tỉ trọng chôn lấp và thiêu đốt. Nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ…

Đối tượng tham gia là các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức KH&CN có chuyên môn và năng lực trong các lĩnh vực liên quan.

Thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai các chiến lược, kế hoạch theo lộ trình giảm phát thải để đạt Net Zero, triển khai Bản ghi nhớ với chính quyền thành phố Sakai, Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường, hướng tới xây dựng “Thành phố không Carbon”, “Kinh tế tuần hoàn” và khả năng phát triển dự án áp dụng Cơ chế tín chỉ chung. Đồng thời triển khai “Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu/KCN thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành khu công nghiệp do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Tỉnh đang triển khai đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Năm 2023, Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) của tỉnh, xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng của cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2022, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Bộ.

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

(PLO)- Biến đổi khí hậu ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. Các nhà khoa học và xây dựng chính sách hiểu rằng nền kinh tế hiện nay cần cải thiện, cần tính đến các yếu tố về môi trường và từ đó đã hình thành hệ tư tưởng về kinh tế xanh…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TTC AgriS và Sungai Budi đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Việt – Indonesia

TTC AgriS và Sungai Budi đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Việt – Indonesia

(PLO)- Ngày 18-4 vừa qua, tại TP.HCM, TTC AgriS (HOSE: SBT) đã thành công ký kết cùng Tập đoàn Sungai Budi, về việc triển khai các thỏa thuận hợp tác theo MOU trước đó vào tháng 3-2025 tại Indonesia dưới sự chứng kiến của các quan chức cấp cao Việt Nam - Indonesia về hợp tác chiến lược nhằm nâng cao ứng dụng khoa học – công nghệ và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại hai nước.

Ngành bao bì xanh còn nhiều dư địa phát triển

Ngành bao bì xanh còn nhiều dư địa phát triển

(PLO)-Các doanh nghiệp sản xuất bao bì xanh, thân thiện với môi trường đang đứng trước nhiều cơ hội, nhất là tại các thị trường quốc tế nhờ vào xu hướng tiêu dùng xanh toàn cầu.

6 xu hướng công nghệ khí hậu hàng đầu trong năm 2025

6 xu hướng công nghệ khí hậu hàng đầu trong năm 2025

(PLO)- Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở thành mối đe dọa với mọi nền kinh tế và đời sống, công nghệ khí hậu đang nổi lên như một giải pháp để giảm phát thải và xây dựng tương lai bền vững.