Vấn đề đặt ra là thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%.
Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng, đáp ứng mức độ thuận tiện, hiện đại, mục tiêu của Chính phủ đối với việc thúc đẩy thanh toán trực tuyến đã được đề ra từ lâu, tuy nhiên thói quen của người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi. Chúng ta cần có sự phối hợp, kết nối giữa tất cả các bên để Việt Nam có thể hướng tới giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo cơ chế khuyến khích để thanh toán điện tử được nhiều người dùng hơn.
Khuyến khích này không chỉ bắt đầu bằng giải pháp công nghệ, giảm phí dịch vụ mà còn bắt đầu bằng việc tuyên truyền để người dân hiểu và quen. Làm thế nào để thói quen tốt đó diễn ra nhanh hơn.
Theo VNExpress
TS Phạm Duy Nghĩa: Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng
Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng. Phần thứ nhất có vẻ người Việt Nam làm được nhưng đôi khi dám nghĩ đã là một chuyện, dám nói là chuyện khó hơn và nói hết là chuyện khó hơn nữa. Ở Việt Nam phải có một cơ chế làm cho những người trí thức dám mở miệng và điều này phải quy chuẩn thành điều luật. Hình như Cụ Hồ có định nghĩa dân chủ là làm cho dân chúng mở miệng ra. Khi nào dân mở miệng ra được? Khi đầu phải rõ, không phải lo sợ, không phải nhìn nghiêng nhìn ngửa thì miệng mới mở ra được. Muốn vậy phải từng bước để trí thức có trách nhiệm, thấy được sức mạnh của họ. Họ không bị trừng phạt bởi cách nghĩ khác, cách nhìn khác, cách phản biện...
Theo Đại Đoàn Kết