Giải mã sử liệu về tiểu đoàn Lê Thị Riêng

Tại buổi tọa đàm, nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Đình Thống (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) làm chủ nhiệm đã giải mã những góc khuất trong sử liệu về tiểu đoàn Lê Thị Riêng. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trận Mậu Thân 1968 có thật một tiểu đoàn Lê Thị Riêng hoạt động với trên 170 cán bộ, chiến sĩ. Kết thúc đợt 2 Mậu Thân, tiểu đoàn có 15 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, Tiểu đoàn trưởng Lê Hồng Quân và một số chiến sĩ bị bắt.

Sau giải phóng, bà Lê Hồng Quân là thương binh hạng 1/4 vẫn lặn lội khắp nơi làm chế độ chính sách cho đồng đội nhưng đến nay mới có chín liệt sĩ được công nhận. TS Nguyễn Đình Thống kiến nghị các cơ quan chức năng cần sửa lại những ấn phẩm lịch sử chưa đúng sự thật về tiểu đoàn này, đồng thời hỗ trợ tìm hài cốt các liệt sĩ tiểu đoàn Lê Thị Riêng.

Giải mã sử liệu về tiểu đoàn Lê Thị Riêng ảnh 1

Hai chị em bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Linh, từng công tác tại Cụm tình báo H.63 trong chiến dịch Mậu Thân 1968, đang xem lại hình ảnh đồng đội tại phòng trưng bày Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Ảnh: T.MẬN

Cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng tổ chức trao hơn 100 bộ hồ sơ, kỷ vật của các cán bộ, chiến sĩ quê Đà Nẵng từ miền Bắc vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam giai đoạn 1959-1975 (gọi là đi B) cho thân nhân của họ. “Những hồ sơ đi B là nguồn tài liệu độc đáo, minh chứng cho một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Những hồ sơ này có thể đồng thời là cơ sở để giải quyết chế độ, chính sách cho nhiều gia đình theo luật định” - ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc sở Nội vụ, cho biết.

T.MẬN - T.TÀI - V.THỊNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm