Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

(PLO)-  Chiều 19-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại buổi gặp mặt, nhiều thầy cô đã chia sẻ những việc làm ý nghĩa của bản thân và đồng nghiệp. Đồng thời đưa ra những nguyện vọng, đề xuất... liên quan đến một số vấn đề liên quan đến giáo dục, thiết thực với đời sống của nhân dân.

Sự chia sẻ sẽ chiến thắng khổ đau

Trong đó, cô Phạm Thị Tâm, giáo viên lớp mẫu giáo thôn Phú Đồng, trường Mầm non Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên chia sẻ, dù một tuần hay nửa tháng mới về nhà, dù đường xá khó đi, cuộc sống còn thiếu thốn nhưng cô vẫn yêu đời, yêu người và yêu nghề, luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và giúp đỡ bà con, đồng nghiệp.

Trong thời gian dạy học, bản thân cô Tâm cùng đồng nghiệp đã làm rất nhiều việc có ý nghĩa.

Như năm nay, cô Tâm gom hơn 300 trăm bao đồ đi trên con đường gập ghềnh, xói lở, mùa nắng thì bụi mùa mưa thì lầy. Cô hướng dẫn người dân nấu ăn, dạy phụ huynh nấu cháo dinh dưỡng, làm sữa chua, làm bánh, chỉ cách chữa bệnh bằng thuốc thay vì cúng bái.

Cô giáo Phạm Thị Tâm. Ảnh VGP
Cô giáo Phạm Thị Tâm. Ảnh VGP

Cô Tâm còn mở được hai thư viện tự quản tại trường Tiểu học Phú Mỡ và trường bán trú Đinh Núp với hơn 1.000 đầu sách.

Ngoài ra, cô Tâm còn xin tài trợ 50 xe đạp cho học sinh nghèo, trao tặng rất nhiều đồ dùng, sách vở, giày dép, học bổng cho học sinh từ mẫu giáo tới cấp 2, trao tặng tiền mặt, nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo trị giá hơn một tỷ đồng, kết nối tài trợ hệ thống điện năng lượng mặt trời, kéo nước từ núi xa xuống bản...

“Tôi cũng chỉ suy nghĩ đơn giản rằng mình giúp được đến đâu thì giúp, tùy theo sức của mình. Nhiều giọt nước sẽ tạo thành biển lớn, nhiều sự chia sẻ sẽ chiến thắng khổ đau, nhiều điều nhỏ bé sẽ lan tỏa khắp cộng đồng để thắp thêm ước mơ, mở dần ra tương lai tốt đẹp…”- cô Tâm nói.

Cô giáo Ma Thị Hồng, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp, GDTX huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết, Lâm Bình là huyện mới thành lập được 10 năm, có 97% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 70% là hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt khó khăn. Sinh kế của của bà con chủ yếu dựa vào nông nghiệp, dân trí chưa phát triển.

Bởi vậy, cô và các đồng nghiệp luôn trăn trở làm sao để giúp kinh tế xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

“Chúng tôi xác định đào tạo những ngành nghề theo nhu cầu người học, phù hợp với thị trường lao động, lợi thế địa phương định hướng xuất khẩu lao động. Đồng thời vận động, thuyết phục người dân nơi đây rằng con đường thoát nghèo là có việc làm…”- cô Hồng tâm sự.

Thầy giáo Nguyễn Vũ Quốc Huy, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế nêu một số đề xuất như Chính phủ đã có những Nghị quyết, quyết sách lớn thúc đẩy, tự chủ đại học, hiện tự chủ đại học đạt nhiều thành quả, nhưng vẫn có những điểm chưa được thống nhất, hài hòa trong các văn bản pháp quy.

Thầy Huy mong muốn, Đảng, Nhà nước, đặc biệt Chính phủ có thể hài hòa hóa các văn bản pháp quy, luật, nghị định, thông tư hướng dẫn tạo điều kiện tối đa các cơ sở giáo dục đại học phát triển mạnh hơn.

Bên cạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, các trường đại học, viện nghiên cứu là môi trường tạo ra tri thức mới cho xã hội, nếu có đầu tư về chính sách, hài hòa hóa văn bản pháp quy, đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu trong trường đại học.

Ngoài ra, giáo dục đại học, nhất là ngành khoa học sức khỏe rất cần được tạo điều kiện, hành lang pháp lý để tăng cường hợp tác quốc tế, dựa trên thực tiễn của Việt Nam.

Chung tay sát cánh với ngành GD-ĐT

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng có dịp gặp gỡ, trực tiếp hỏi thăm, trao đổi với 60 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, đại diện cho toàn thể hơn 1,6 triệu nhà giáo trên toàn quốc.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với tất cả tình cảm, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại đây ngày hôm nay và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp gỡ, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp gỡ, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh VGP

Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt; lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 đã được tổ chức thành công đã mang lại niềm vui trọn vẹn cho thầy và trò cả nước.

Tuy vậy, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay; tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng mang lại cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là đối với đội ngũ nhà giáo - những hạt nhân trong sự nghiệp "trồng người".

Qua nghe ý kiến của các thầy cô tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng cho rằng: "Chúng ta được hiểu, cảm thông hơn với nghề giáo. Đây là những ý kiến hay, ngắn gọn, làm gì nói nấy, thể hiện sự chân thành, mộc mạc – những yếu tố cốt lõi của ngành giáo dục".

Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp, đề xuất xử lý theo thẩm quyền, nhất là về chế độ chính sách liên quan đến đời sống tinh thần, vật chất của các thầy cô giáo…

Các cấp, các ngành, mọi người, mọi nhà, mọi bậc cha mẹ... cùng chung tay sát cánh với ngành GD-ĐT, với các thầy cô giáo trong "sự nghiệp trồng người".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm