Thúc đẩy công chứng số tại Việt Nam trước bối cảnh dịch COVID-19

Sáng 24-9, Hội nghị trực tuyến Ủy ban các vấn đề Châu Á - Liên minh Công chứng quốc tế (UINL) lần thứ 10 diễn ra với sự tham dự của năm nước thành viên là Việt Nam, Indonesia, Mông Cổ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam và nước chủ nhà chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có đại diện Bộ Tư Pháp, Bộ Nội Vụ, Học viện Tư Pháp và đại diện UINL.

Tại hội nghị, các thành viên tham dự dành nhiều thời gian trao đổi về vấn đề số hóa trong hoạt động công chứng.

Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư Pháp  đánh giá Việt Nam trở thành thành viên Liên minh công chứng quốc tế và Ủy ban các vấn đề Châu Á giúp hoạt động công chứng Việt Nam có nhiều bước phát triển, góp phần tích cực đảm bảo an toàn cho các hợp đồng giao dịch. Từ đây, hình ảnh công chứng Việt Nam không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế.

Ông Tuấn Đạo Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam (đứng) nhận định việc chuyển đổi từ công chứng trực tiếp sang công chứng số là đều cần thiết ở Việt Nam. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG.

Phó Cục trưởng cũng cho biết, Bộ Tư pháp đang khởi động các hoạt động để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng năm 2014 với nhiều định hướng mới, trong đó có việc chuyển đổi số trong hoạt động công chứng. Vì vậy, qua hội nghị, bà rất mong muốn được các nước thành viên UINL chia sẻ các quy định pháp lý và cũng như những bài học kinh nghiệm trong quá trình số hóa hoạt động công chứng.

Ông Tuấn Đạo Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, nhận định việc thay đổi hình thức công chức từ trực tiếp sang công chứng số, công chứng trực tuyến là điều cần thiết ở Việt Nam. Theo ông Thanh, nhiều quốc gia láng giềng Việt Nam, cũng là thành viên UINL đã bắt đầu ứng dụng công chứng số vào hoạt động hành nghề, đây là thuận lợi cho Việt Nam khi được tham khảo bài học từ các nước trong quá trình xây dựng nên tảng công chứng số.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, công chứng trực tuyến sẽ góp phần giúp các tổ chức hành nghề công chứng khắc phục các khó khăn khi không thể gặp trực tiếp người yêu cầu công chứng. Đồng thời, đảm bảo hoạt động công chứng vừa được diễn ra vừa phòng, chóng dịch bệnh. Về lâu dài, công chức trực tiếp sẽ giúp hoạt động công chứng diễn ra nhanh chống, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân và Nhà nước, từ đó chất dịch vụ công chứng được nâng cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới