Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), khẳng định như trên tại lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tổ chức sáng 8-4 tại Hà Nội. ATTP đang trở thành vấn nạn, bức xúc nổi lên trong thời gian gần đây. Đặc biệt là việc phát hiện chất salbutamol gây ung thư được sử dụng trong chăn nuôi và chất vàng ô được sử dụng trong việc ngâm măng, cho gà ăn…
Chưa xử lý nghiêm
Ông Nguyễn Hùng Long khẳng định vấn đề đảm bảo ATTP hiện nay vẫn bức xúc, nổi cộm khi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tỉ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn cao. Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản cũng ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng.
Theo ông Long, măng nhuộm vàng ô thì chắc chắn người kinh doanh, sản xuất mặt hàng này sẽ bị xử lý. Nhưng những trường hợp khác như tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau, củ thì phải xác minh xem mức độ tồn dư là bao nhiêu, đã vượt ngưỡng an toàn hay chưa thì mới có thể xử lý được. Nếu là tồn dư kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản thì chỉ cần xác minh được có tồn dư là có thể xử lý vì theo quy định, việc tồn dư kháng sinh là không được phép.
Hiện nay, đối với những thực phẩm dẫn đầu về nguy cơ tồn dư kháng sinh như rau củ quả thì có khả năng tồn dư chất bảo vệ thực vật; các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản có khả năng tồn dư kháng sinh. Tôm, loại thủy sản thường được phát hiện có lượng tồn dư kháng sinh cao. Trong khi đó, người sản xuất, kinh doanh có sử dụng chất cấm, tồn dư kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép vẫn chưa được xử nghiêm.
Thực phẩm chưa an toàn gây lo lắng cho người tiêu dùng. Ảnh: K.THỨC
Nhiều địa phương xử lý chậm
Ông Nguyễn Hùng Long cho rằng quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các đơn vị vi phạm, cá nhân vi phạm thì Cục ATTP sẽ công khai thông tin trên các phương tiện truyền thông đối với từng sản phẩm, doanh nghiệp vi phạm. Đối với các địa phương cũng phải công khai kết quả thực hiện đối với những thực phẩm không an toàn.
Cũng theo ông Long, thực tế tại nhiều địa phương có cơ quan quản lý nhà nước ATTP thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều nhưng xử lý ít, xử lý không dứt điểm những cơ sở sản xuất thực phẩm không an toàn. Chính vì vậy để xảy ra hiện tượng thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
“Bên cạnh quá trình thanh tra, kiểm tra Cục ATTP, tổ chức chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng ATTP nâng cao nhận thức của người dân nhằm phòng ngừa, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói chung và rau, thịt nói riêng” - ông Nguyễn Hùng Long khẳng định.
. Phóng viên: ATTP đang trở nên nổi cộm, đặc biệt là vấn đề quản lý chất salbutamol, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan vẫn còn những khoảng trống, chồng chéo? + Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP: Cục ATTP đã khuyến cáo người dân không được sử dụng, chẳng hạn như thịt nhiễm liên cầu lợn nhưng người dân cứ ăn thì phải làm thế nào? Lỗi của ai? Đấy, mà người ta không bán công khai. Vì thế phải xác định đúng vấn đề thì chúng ta mới xử lý được. Hai việc này hoàn toàn khác nhau, nói chồng chéo là không được. . Vậy để xảy ra vấn đề thực phẩm không an toàn như hiện nay thì lỗi của ai, trách nhiệm thuộc về ai, trong khi người tiêu dùng vẫn chịu thiệt? + Đầu tiên là trách nhiệm của người sử dụng. Thứ hai là Bộ NN&PTNT đã mở chiến dịch rất mạnh ngăn chặn việc đưa cái đó (chất cấm) vào trong chăn nuôi. Các cơ quan chức năng đã phát hiện một số cơ sở và đã xử lý. Quá trình kiểm tra thực phẩm bẩn có thể kéo dài 15 ngày và tùy vào mỗi loại thực phẩm, các chất cần xác minh mà có thời gian dài, ngắn khác nhau. PGS-TS LÊ THỊ HỒNG HẢO, |