Ngày 6-1, Tổng cục Kiểm tra chất lượng, giám sát và kiểm dịch của Trung Quốc thông báo các nhà sản xuất sản phẩm sữa và sản phẩm nuôi trẻ sơ sinh phải xin giấy phép mới. Đơn vị nào không được cấp giấy phép mới phải đóng cửa.
Trước đó, ngày 1-1, tạp chí Tiểu Khang và Đại học Thanh Hoa đã công bố Báo cáo niềm tin an toàn thực phẩm của người tiêu dùng 2010-2011. Báo cáo cho thấy trong 24 loại thực phẩm, người tiêu dùng nghi ngại nhất là thực phẩm chiên dầu và nở phồng.
Năm 2009, nông dân tỉnh An Huy (Trung Quốc) đổ bỏ sữa vì nhà máy chê không đạt chất lượng. Ảnh: REUTERS
70% số người tham gia điều tra lo ngại mức độ an toàn của thực phẩm theo kết quả điều tra của tạp chí Tiểu Khang và Đại học Thanh Hoa công bố ngày 1-1. Năm vấn đề đáng lo nhất là sử dụng hóa chất có hại, dầu rác vào nhà hàng, thịt gia súc bị bệnh, nông sản có thuốc trừ sâu, thực phẩm sử dụng chất phụ gia (chất tẩy trắng, chất tạo màu…). |
Thứ nhất là mâu thuẫn giữa an toàn chất lượng và an toàn số lượng. Nếu sản xuất mà không cải tiến kỹ thuật thì tăng trưởng đạt đến mức nhất định sẽ ngưng. Tuy nhiên, nếu cải tiến kỹ thuật không phù hợp, chất lượng thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong trồng trọt, lạm dụng chất kích thích và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng phụ gia có hại trong chế biến thực phẩm.
Thứ hai là mâu thuẫn giữa chất lượng và giá cả. Giá cả thực phẩm hiện ổn định ở mức tương đối thấp, tuy có lợi cho người tiêu dùng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng. Có ba nguyên nhân dẫn đến giá thực phẩm thấp:
- Khả năng chi trả của người tiêu dùng Trung Quốc còn thấp.
- Chính sách khống chế giá thực phẩm vì lo ngại lạm phát tăng.
- Giá thấp là chiến lược cạnh tranh của các công ty ngành thực phẩm.
Ngoài hai mâu thuẫn chủ yếu trên còn có nhiều quan hệ mâu thuẫn khác như ngành sản xuất và chế biến thực phẩm mang tính phân tán nên khó xây dựng hệ thống an toàn chất lượng, xử phạt nặng sẽ ảnh hưởng đến phát triển của toàn ngành thực phẩm, nâng cao chất lượng thực phẩm xuất khẩu nhưng xem nhẹ thực phẩm tiêu thụ trong nước.
Tám sự kiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nổi bật năm 2010 của Trung Quốc gồm: Nhà hàng lẩu Fat mama Trùng Khánh ở Tây An (tỉnh Sơn Tây) sử dụng dầu ăn tái chế từ nước gạo; nhiều cửa hàng ăn nhỏ sử dụng lại dầu vịt quay (dầu chảy ra trong lúc quay vịt); các tiệm mì, lẩu và quán ăn sử dụng phụ gia gọi là “một giọt thơm” (một giọt đủ làm nồi nước lã dậy mùi thịt gà); 71%-95% trong 167 sản phẩm đồ ngọt của 52 hãng danh tiếng có chất trans fat quá tiêu chuẩn (2%); gừng xông lưu huỳnh ở Tây An; đậu đũa xuất xứ từ tỉnh Hải Nam có hàm lượng thuốc trừ sâu vượt tiêu chuẩn; gạo thơm Ngũ Thường giả; nồi cơm điện có ruột bằng đất tử sa giả. |
HOÀNG HẠNH (Theo Tân Hoa xã)