Thực phẩm nên tránh nếu bạn bị rối loạn nhịp tim

Điều chỉnh những gì bạn ăn và uống có thể không đủ để ngăn ngừa hoàn toàn chứng rối loạn nhịp tim, nhưng nó có thể giúp giảm nguy cơ của bạn. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim cũng có thể ngăn ngừa huyết áp cao, cholesterol cao và thậm chí là bệnh tiểu đường, theo Mercy

Theo tiến sĩ Eric Williams, một bác sĩ tim mạch được đào tạo nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Tim và Mạch máu Mercy Clinic, bình thường tim của bạn đập từ 60 đến 100 lần một phút. Ăn một số loại thực phẩm cụ thể hoặc uống một số loại đồ uống nhất định có thể làm tăng nhịp tim của bạn lên trên 100, tạo ra cảm giác tim bạn đang đập, loạn nhịp hoặc bỏ nhịp.

Nếu nó thỉnh thoảng xảy ra, có thể không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử các vấn đề về tim hoặc đã được chẩn đoán mắc chứng rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp tim, bạn nên xem xét nghiêm túc. Một đợt nhịp tim không đều có thể dẫn đến các biến chứng như cục máu đông hoặc đột quỵ.

Dưới đây là những thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn nhịp tim của bạn: 

Caffeine và nước tăng lực

Một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày có lẽ là tốt. Thậm chí có những nghiên cứu cho thấy có những lợi ích sức khỏe của caffeine. Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó, quá nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn. 

Tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Ảnh: NHẬT LINH

Bên cạnh đó, nhiều loại nước tăng lực có chứa caffeine và các chất tương tự như caffein khác, chẳng hạn như taurine cũng mang lại cho bạn cảm giác khó chịu. Mặc dù có nhiều sự thay đổi về hàm lượng caffeine, nhưng một số loại nước tăng lực có chứa lượng caffeine tương đương với một vài tách cà phê.

Các nguồn caffein khác như trà và sô cô la thường có xu hướng chứa ít caffein hơn cà phê, nhưng có thể được bổ sung thêm đường cũng góp phần gây ra rối loạn nhịp tim. Điều đó đặc biệt đúng nếu chúng được tiêu thụ với số lượng lớn. 

Rượu bia

Mặc dù uống rượu vừa phải, không quá một ly đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới mỗi ngày được cho là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng tim đập nhanh khi tiêu thụ dưới mức đó. 

Và đối với những người bị rối loạn nhịp tim và cảm thấy hồi hộp, rượu là một trong những tác nhân phổ biến nhất. 

Uống nhiều rượu bia có thể gây tổn thương các tế bào tim và gây ra nhịp tim cao hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh uống rượu.

Muối (natri)

Ăn quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, gây ra những thay đổi cấu trúc trong mạch máu và khiến bạn dễ bị rối loạn nhịp tim. Thực phẩm như thịt nguội, súp và bánh pizza có hàm lượng natri cao.

Thức ăn và đồ uống có đường

Khi nhắc đến rối loạn nhịp tim, đường có thể là một thủ phạm. Mặc dù không có ngưỡng chính xác khi tiêu thụ đường có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, theo Dietary Guidelines (Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2020-2025 ) khuyến cáo, không nên nạp nhiều hơn 10% lượng calo hàng ngày từ đường bổ sung. Điều đó tương đương với 12 muỗng cà phê (50 gram) hoặc 200 calo từ đường thêm vào hoặc gần tương đương với một miếng bánh sô cô la. Một lon nước ngọt thông thường có khoảng 126 calo từ đường thêm vào.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo thậm chí chúng ta không nên tiêu thụ quá 9 muỗng cà phê (36 gram) hoặc 150 calo từ đường gia tăng đối với nam giới và 6 muỗng cà phê (25 gram) hoặc 100 calo cho phụ nữ hàng ngày. Trên thực tế, AHA lưu ý rằng người Mỹ tiêu thụ trung bình 77 gam đường bổ sung mỗi ngày.

Tiêu thụ nhiều đường có thể khiến cơ thể tiết ra hormone epinephrine, hoặc adrenaline, làm tăng nhịp tim, theo US News Health.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm