Tiền Giang phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, có thêm 2 thành phố

(PLO)- Theo quy hoạch, Tiền Giang là tỉnh kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ, tỉnh phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách và trở thành tỉnh công nghiệp, có thêm hai thành phố vào năm 2030.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1762/QĐ- TTG phê duyệt quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh tự cân đối thu chi ngân sách

Theo Quyết định phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị. Là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng ĐBSCL với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Tiền Giang đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, có thêm 2 thành phố
Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Tiền Giang sẽ có thêm hai thành phố

Giai đoạn 2021-2030, Tiền Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7-8%/năm; tỷ trọng trong GRDP của ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 41,5%-43,5%; ngành dịch vụ chiếm 29,5-30%; ngành nông – lâm- thủy sản chiếm 21,5-23,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm; phấn đấu đến năm 2030 tỉnh tự cân đối thu chi ngân sách.

Về nhiệm vụ đột phá phát triển, tỉnh tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại ba vùng, hành lang kinh tế trọng điểm gồm: Vùng kinh tế biển Gò Công, vùng công nghiệp Tân Phước và hành lang kinh tế dọc sông Tiền….

Về phát triển đô thị, phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị gồm: 1 đô thị loại I (TP Mỹ Tho); 2 đô thị loại III (TP Gò Công, TP Cai Lậy); 8 đô thị loại IV (Mỹ Phước, Cái Bè, An Hữu, Chợ Gạo, Tân Hiệp, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng) và 14 đô thị loại V, trong đó có 2 đô thị xây dựng mới là Phú Thành và Tân Điền. Huyện Châu Thành đạt một số tiêu chí của thị xã.

Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trở thành nơi đáng sống. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Phát triển ba vùng kinh tế - xã hội, bốn hành lang kinh tế

Theo quy hoạch, kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang được tổ chức thành ba vùng kinh tế - xã hội và bốn hành lang kinh tế.

Ba vùng kinh tế - xã hội gồm:

Vùng trung tâm: TP Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. TP Mỹ Tho là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh; là đô thị cửa ngõ giữa vùng TP HCM và vùng ĐBSCL.

Quy-hoach-Tien-Giang-2030.gif
Thị xã Gò Công trong tương lai sẽ trở thành thành phố

Vùng Phía Tây: Thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung phát triển công nghiệp, cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản gắn với công nghiệp chế biến và phát triển đô thị, du lịch sinh thái.

Vùng phía Đông: Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông, tổ chức lại không gian ven biển, tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gồm: đô thị, du lịch, logistic và năng lượng để trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Bốn hành lang kinh tế sẽ phát triển các hành lang kinh tế theo các trục giao thông quốc gia qua địa bàn tỉnh đó là: Hành lang kinh tế theo tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, phát triển trung tâm đầu mối về nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, logistic của tỉnh và vùng ĐBSCL.

Hành lang kinh tế dọc theo quyết Quốc lộ 1, Quốc lộ 50B (quy hoạch): Phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, du lịch và đô thị.

Hành lang kinh tế theo tuyến đường bộ ven biển và tuyến Quốc lộ 50: Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển gồm: cảng, năng lượng, logistic, du lịch, đô thị.

Hành lang kinh tế dọc theo sông Tiền kết nối đô thị - công nghiệp với vùng ĐBSCL, tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, du lịch…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm