Tiểu thương chợ Soái Kình Lâm gửi đơn đến Bộ Tài chính

Thông tư này quy định tiểu thương “nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn”. Các tiểu thương kiến nghị sửa lại quy định này thành như quy định cũ của Thông tư 156/2013. Cụ thể, tiểu thương “nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán.
Trường hợp trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán nhưng cá nhân nộp thuế khoán chứng minh được doanh thu phát sinh cao hơn doanh thu khoán không phải do thay đổi quy mô, thay đổi ngành nghề mà do yếu tố khách quan đột xuất thì cá nhân nộp thuế khoán phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Trường hợp này cơ quan thuế không thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, số thuế đã khoán”.
Trong đơn, các tiểu thương cho rằng “với cách tính thuế mới (theo Thông tư 92/2015) này với từ ngày 1-1-2016 thì ông Bộ trưởng đã đưa chúng tôi đến bờ vực phá sản, bởi vì như vậy là thu thuế trùng, thuế chồng thuế. Doanh thu của chúng tôi là doanh thu khoán cố định, khi khách hàng cần hóa đơn thì chúng tôi xuất hóa đơn cho khách hàng đi đường, doanh thu hóa đơn nằm trong doanh thu khoán, bây giờ thu thuế trên hóa đơn nữa là thu thuế hai lần cho một khoản doanh thu”.
Các tiểu thương cũng dẫn chứng luật của Quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định một cách tính thuế trên doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, không có chỗ nào quy định vừa tính thuế trên doanh thu khoán, vừa tính thuế trên doanh thu trên hóađơn.
Ngoài ra, các tiểu thương cũng nói rõ lý do không thể chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH như cơ quan thuế mong muốn, tuyên truyền, vận động. Bởi vì “chúng tôi là các cá nhân kinh doanh chỉ một, hai lao động nên không có nhu cầu trở thành doanh nghiệp vì không có điều kiện tài chính và nhân sự để thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ đầy đủ như một doanh nghiệp quy mô”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm