“Anh C phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ đến hết đời. Di chúc này có hiệu lực khi hai vợ chồng qua đời”.
Trước tình cảm của cha mẹ, thay vì phụng dưỡng, anh C lại thường xuyên có hành vi lỗi đạo với đấng sinh thành. Tuy buồn bực nhưng hai vợ chồng ông A vẫn giữ nguyên di chúc.
Năm 2014, bà B qua đời. Cũng trong thời gian này, hành vi của anh C càng lúc càng quá đáng. Chịu không được, năm 2015, ông A đến phòng công chứng sửa lại nội dung di chúc chung với nội dung: “Vì C bất hiếu nên tôi hủy di chúc chung trước đây, để lại toàn bộ tài sản cho con trai út là D”.
Cho rằng hành vi của ông A là không đúng, năm 2016, anh C khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu tòa tuyên cho mình được hưởng phần di sản của bà B. Nhận thấy việc khởi kiện của anh C là có cơ sở, dù ông A đã phản đối, HĐXX vẫn tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện, chia cho anh C phần di sản của bà B.
Đến đây À Ra Thế xin nhờ quý độc giả nhanh tay tra luật để xem thử việc tòa án sơ thẩm xét xử như vậy có đúng quy định pháp luật hiện hành không và đừng quên dự đoán số người có cùng đáp án nhé.
Bạn đọc tham gia dự thi bằng cách: trả lời trực tiếp http://plo.vn/a-ra-the.html hoặc gửi đáp án về hộp thư arathe2016@phapluattp.vn hoặc gửi qua bưu điện: “À RA THẾ - báo Pháp Luật TP.HCM, 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM”.