Tòa bác kháng cáo của bà trùm buôn lậu Mười Tường

(PLO)- Do không đưa ra  được những tài liệu, chứng cứ mới theo quy định để làm cơ sở xem xét giảm nhẹ nên HĐXX đã bác kháng cáo của cả ba bị cáo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 21-8, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu đường do bà trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường) cầm đầu.

Vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm do có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Hạnh, Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh) và Nguyễn Tường Cẩm Tú.

Tuy nhiên, tại phiên tòa, các bị cáo không đưa ra được những tài liệu, chứng cứ mới theo quy định để làm cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt nên HĐXX phúc thẩm đã bác kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm.

Trong đó, Nguyễn Thị Kim Hạnh bị tuyên phạt 14 năm tù, phạt bổ sung số tiền 90 triệu đồng về tội buôn lậu.

Theo hồ sơ, khoảng 9 giờ ngày 23-12-2018, theo chỉ đạo của Hạnh, Út kêu đàn em đến chốt Biên phòng xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang để cảnh giới (canh đường). Đồng thời, Út kêu Võ Minh Phương sang Campuchia nhận và giao đường cát lậu, quần áo cũ cho các ghe để chuyển về Việt Nam.

TAND Cấp cao tại TP.HCM bác kháng cáo của Mười Tường trong vụ buôn lậu đường. Ảnh: HẢI DƯƠNG

TAND Cấp cao tại TP.HCM bác kháng cáo của Mười Tường trong vụ buôn lậu đường. Ảnh: HẢI DƯƠNG

Khoảng 18 giờ 45 phút, khi các ghe đang từ Campuchia về thì bị công an phát hiện, yêu cầu dừng các phương tiện kiểm tra.

Qua kiểm tra cho thấy tổng cộng 1.397 bao đường cát, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, nón đều không có hóa đơn, chứng từ nên cơ quan CSĐT tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, tạm giữ bốn phương tiện ghe và toàn bộ hàng hóa nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa trên hơn 1 tỉ đồng.

Ngày 23-12-2018, biết các ghe chở hàng lậu bị bắt, Hạnh gọi điện thoại chỉ đạo cho đàn em đến phòng của Hạnh tìm giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc mua bán đường nhập lậu mang đi tiêu hủy.

Kết quả điều tra xác định từ năm 2010 đến 2020, Nguyễn Thị Kim Hạnh trực tiếp mua đường cát từ Campuchia mang về Việt Nam bán cho 33 người tại An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và TP.HCM trên 200.000 tấn đường cát, trị giá hơn 2.885 tỉ đồng.

Đây là vụ án thứ tư mà bị cáo Hạnh phải hầu tòa. Trước đó, tháng 11-2022, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xử phúc thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) tám năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Đầu năm 2023, Nguyễn Thị Kim Hạnh tiếp tục bị tuyên phạt ba năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Đến chiều 13-8, bị cáo này tiếp tục phải nhận thêm bản án 23 năm tù về hai tội buôn lậu và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (vụ buôn lậu 51 kg vàng).

Vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm do có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Hạnh, Nguyễn Hoàng Út (em trai Hạnh) và Nguyễn Tường Cẩm Tú.

Tuy nhiên, tại phiên tòa, các bị cáo không đưa ra được những tài liệu, chứng cứ mới theo quy định để làm cơ cở xem xét giảm nhẹ hình phạt nên HĐXX phúc thẩm đã bác kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm.

Trong đó, Nguyễn Thị Kim Hạnh bị tuyên phạt 14 năm tù, phạt bổ sung số tiền 90 triệu đồng về tội buôn lậu.

Theo hồ sơ, khoảng 9 giờ ngày 23-12-2018, theo chỉ đạo của Hạnh, Út kêu đàn em đến chốt Biên phòng xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang để cảnh giới (canh đường). Đồng thời, Út kêu Võ Minh Phương sang Campuchia nhận và giao đường cát lậu, quần áo cũ cho các ghe để chuyển về Việt Nam.

Khoảng 18 giờ 45 phút, khi các ghe đang từ Campuchia về thì bị công an phát hiện, yêu cầu dừng các phương tiện kiểm tra.

Qua kiểm tra cho thấy tổng cộng 1.397 bao đường cắt, 106 bao chứa quần áo, giày, túi xách, nón đều không có hóa đơn, chứng từ nên cơ quan CSĐT tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, tạm giữ bốn phương tiện ghe và toàn bộ hàng hóa nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa trên trị giá hơn 1 tỉ đồng.

Ngày 23-12-2018, biết các ghe chở hàng lậu bị bắt, Hạnh gọi điện thoại chỉ đạo cho đàn em đến phòng của Hạnh tìm giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc mua bán đường nhập lậu mang đi tiêu hủy.

Kết quả điều tra xác định từ năm 2010 đến 2020, Nguyễn Thị Kim Hạnh trực tiếp mua đường cát từ Campuchia mang về Việt Nam bán cho 33 người tại An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và TP.HCM trên 200.000 tấn đường cát, giá trị hơn 2.885 tỉ đồng.

Đây là vụ án thứ tư mà bị cáo Hạnh phải hầu tòa. Trước đó, tháng 11-2022, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở lại phiên xử phúc thẩm và tuyên Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) tám năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Đầu năm 2023, Nguyễn Thị Kim Hạnh tiếp tục bị tuyên phạt ba năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Đến chiều 13-8, bị cáo này tiếp tục phải nhận thêm bản án 23 năm tù về hai tội buôn lậu và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (vụ buôn lậu 51 kg vàng).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm