Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển"

Tọa đàm 'Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận'

(PLO)- Trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 25-11, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biểndo báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức.

Đang diễn ra tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”
Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình trao đổi cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình thuận Phan Văn Đăng trước buổi toạ đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tham dự chương trình có ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Huy Ngọc, Phó Vụ trưởng phụ trách cơ quan thường trực Khu vực miền Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Về phía tỉnh Bình Thuận có ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; ông Nguyễn Văn Luân, Phó Bí thư Thành ủy TP Phan Thiết; bà Phan Thị Vi Vân, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận;

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận và ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM đồng chủ trì toạ đàm.

Lan toả mô hình bảo vệ môi trường biển đến từng người dân

Phát biểu tham luận tại tọa đàm, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết tỉnh có đường bờ biển dài 192 km, dọc ven bờ có 6 cửa sông lớn đổ ra biển. Toàn tỉnh có 7 huyện, thị xã, TP ven biển.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường biển, Bình Thuận đã ban hành nhiều chương trình hành động, văn bản, kế hoạch nhằm giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.

Tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”.
Toàn cảnh toạ đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”.
Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận, phát biểu tại tọa đàm

Trong đó, tỉnh nhấn mạnh việc gắn tuyên truyền bảo môi trường biển với những tổ chức nhỏ trong cộng đồng để độ lan toả được sâu rộng đến người dân.

"Có những chương trình nhỏ, xuất phát từ địa phương nhưng đã mang lại kết quả rất tốt. Đó là cách mà tỉnh Bình Thuận tuyên truyền việc bảo vệ môi trường đến từ người dân" - ông Huy nhấn mạnh.

Trong bảo vệ môi trường biển, ông Huy cho biết tỉnh cũng thực hiện nhiều biện pháp như điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra biển.

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển
Các ngư dân tham gia toạ đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm du lịch “xanh”; quan tâm đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, hạ tầng, công trình phục vụ tốt thu gom, xử lý rác thải tại các địa phương ven biển.

Ông Huy thông tin thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khung pháp lý, nhất là chính sách khuyến khích huy động sự tham gia của cộng đồng.

Tỉnh Bình Thuận cũng sẽ ưu tiên tập trung đầu tư cho các nguồn lực, cơ sở hạ tầng, vật chất; tăng cường theo dõi, xử lý vi phạm; tuyên dương khen thưởng các giải pháp, sáng kiến, mô hình hay về bảo vệ môi trường.

Đừng để đánh bắt quá mức nguồn lợi thủy sản

Tham dự tọa đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho rằng năm 2020, tổng lượng thủy sản Việt Nam đánh bắt là 3,85 triệu tấn, trong đó có 94,6%, là lượng hải sản đánh bắt từ biển. Tuy nhiên, lượng hải sản có tiềm năng khai thác hàng năm ở vùng biển Việt Nam chỉ từ 2,27 - 2,63 triệu tấn/năm.

“Lượng hải sản đánh bắt ở vùng biển Việt Nam đang gấp gần 1,5 lần lượng hải sản có thể đánh bắt. Việc đánh bắt quá mức nguồn lợi thủy sản đã làm biển Việt Nam cạn kiệt cá, tôm và các loại hải sản khác” - ông Ca nhận định.

IMG_1066.JPG
PGS-TS Vũ Thanh Ca phát biểu tại toạ đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ngoài ra, ông Ca cho hay vẫn có tình trạng một số ngư dân sử dụng ngư cụ và hình thức đánh bắt trái phép, bị cấm hoặc sử dụng lưới có mắt quá nhỏ. Ông cho rằng việc này đã gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái.

Nêu thực tế, ông Ca cho biết trước đây khi nguồn hải sản phong phú, tàu công suất nhỏ đánh bắt được nhiều cá và cá rất to. Bây giờ, ngư dân phải đóng các tàu mới, đắt tiền và phải đi rất xa, tốn nhiều dầu mà chỉ khai thác được rất ít hải sản.

"Chính quyền cần có sự quyết tâm, có chế tài mạnh để đảm bảo ngư dân làm đúng quy định. Phải đảm bảo nguồn hải sản sẽ được bảo vệ và ngư dân sẽ không đánh bắt hải sản trong mùa sinh sản" - ông Ca nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Ca cũng đề xuất giảm cường lực khai thác hải sản, giảm lượng tàu thuyền đánh bắt. Để làm được điều đó, ông cho rằng phải để ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm công tác bảo tồn, bảo vệ khu vực quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô...

Phân cp cho UBND cp huyn để h tr ngư dân t cơ s

Nêu ý kiến tại toạ đàm “Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”, Ths. Trần Thị Trúc Minh, trường Đại học Luật TP.HCM, cho rằng việc hạn chế và ngưng đánh bắt trong một thời gian nhất định là quy định bắt buộc phải tuân thủ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Song song đó, tỉnh Bình Thuận cần đưa ra những quy định cấm sử dụng ngư cụ mang tính chất huỷ diệt và phải sử dụng kích thước lưới đúng quy định khi đánh bắt.

Tran-thi-truc-minh.jpg
Ths. Trần Thị Trúc Minh cho rằng chính quyền tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục phát huy mô hình cộng đồng cùng hợp tác, tổ đoàn kết khai thác để ngư dân vừa khai thác có sản lượng cao vừa bảo vệ môi trường

“Ngư dân ít khi để ý kích thước lưới khi đánh bắt hải sản. Có những lúc họ bắt hết hải lên bờ, với những cá, tôm còn nhỏ không thể bán được thì vứt lại trên bờ biển. Đó là cách thức đánh bắt không phù hợp, không đảm bảo được khả năng phục hồi và không thể phát triển nguồn lợi thuỷ sản phát triển bền vững”- bà Minh nói.

Qua đó, Ths. Trần Thị Trúc Minh khẳng định ngư dân phải có hợp tác với chính quyền địa phương thì mới kỳ vọng được việc phát triển bền vững, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản.

Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho tỉnh Bình Thuận, bà Minh cho rằng cần tiếp tục phát huy mô hình cộng đồng cùng hợp tác, tổ đoàn kết khai thác để ngư dân vừa khai thác có sản lượng cao vừa bảo vệ môi trường.

Bà Minh cũng đề nghị chính quyền cấp tỉnh nên phân cấp cho UBND cấp huyện. “Đây là chủ thể có vai trò quản lý gần gũi, trực tiếp với các ngư dân nhằm tiếp tục hỗ trợ ngư dân cụ thể hơn ở cơ sở”- bà Minh nói thêm.

6 gii pháp bo v môi trường bin

Tại toạ đàm "Bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế biển bền vững tại tỉnh Bình Thuận”, ThS Ngô Nam Thịnh, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất 6 giải pháp để bảo vệ môi trường biển.

Ngo-Nam-Thinh.jpg
ThS Ngô Nam Thịnh, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất 6 giải pháp để bảo vệ môi trường biển

Đầu tiên là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để xử lý mạnh tay những trường hợp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai là tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, mở rộng và duy trì thường xuyên việc nâng cao ý thức ngư dân về bảo vệ môi trường biển.

Thứ ba, tăng cường quản lý tổng hợp bến bờ, tức là phần đất ven biển và phần biển ven bờ. “Nguồn ô nhiễm từ hoạt động của con người ở vùng đất ven biển đều đưa ra biển và nếu vùng biển ven bờ bị ô nhiễm thì sẽ lan ra các khu vực khác, không chỉ ở tỉnh Bình Thuận mà cả các tỉnh khác”- ông Thịnh nói.

Thứ tư, xây dựng và bảo các khu bảo tồn biển vì đây là nơi để các loại động vật, sinh vật sinh sản và cũng là nguồn lợi cho ngư dân có thể đánh bắt xa bờ.

Thứ năm, đưa ra giải pháp giảm thiểu khu vực đã và đang bị ô nhiễm. Cuối cùng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, qua đó giảm thiểu xói lở và ô nhiễm môi trường, giúp tỉnh phát triển một cách bền vững và an toàn.

Gii quyết vic hài hoà khai thác du lch và bo v môi trường

Nêu ý kiến về việc phát triển du lịch song song với bảo vệ môi trường, Ths. Trần Thị Trúc Minh cho rằng Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn. Sau khi đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được mở ra, tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Thuận càng lớn hơn.

“Chúng ta phải giải quyết việc hài hoà khai thác đánh bắt hải sản và du lịch”- bà Minh nhấn mạnh.

Theo ông Trần Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, nhiều du khách đến Bình Thuận thích đi câu cá, thích cảng cá nhưng tỉnh chưa khai thác được những sản phẩm du lịch độc đáo này vì còn liên quan đến câu chuyện cơ chế, an ninh trật tự, an toàn...

Tran-Van-Binh.jpg
Ông Trần Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, cho rằng cần phải hết sức thận trọng khi khai thác du lịch biển

“Tỉnh Bình Thuận có đảo Phú Quý rất nổi tiếng, tiềm năng còn lớn nhưng phải hết sức thận trọng khi khai thác du lịch, phải làm sao vẫn giữ được môi trường trên đảo là điều tỉnh rất trăn trở”- ông Bình nói.

Ông Bình khẳng định việc phát triển du lịch biển đảo là xu hướng, là tất yếu sẽ xảy ra nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý được, có thể bảo vệ môi trường chứ không để người dân tự phát, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

huynh-van-chien.jpg
Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, phát biểu tiếp thu, kết luận tại tọa đàm.

Phát biểu kết luận toạ đàm, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết qua buổi toạ đàm, lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận những ý kiến sâu sát với thực tế trong vệ bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, quản trị hoạt động kinh tế biển gắn với bảo tồn, bảo vệ môi trường và tạo sinh kế cho ngư dân.

"Đây là chủ đề nóng, cấp thiết đặt ra với tỉnh hiện nay. Chúng tôi đánh giá rất cao các ý kiến của chuyên gia, đơn vị tại toạ đàm. Từ buổi toạ đàm, các ngành chức năng của tỉnh sẽ tổng hợp, bổ sung ý kiến để tổ chức thực hiện trong thời gian tới"- ông Chiến nhìn nhận.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chương trình:

Trao-qua.jpg
Ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Danh dự của chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển, trao tặng quà cho ngư dân
trao-qua-ngu-dan-Binh-Thuan.jpg
Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, tặng quà cho các ngư dân
trao-qua-ngu-dan.jpg
Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM tặng quà cho các ngư dân. Mỗi phần quà trị giá hơn 4 triệu đồng cho các hộ ngư dân của tỉnh Bình Thuận, bao gồm: một bình ắc quy + đèn LED, một cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản”, một túi thuốc gia đình phục vụ cho ngư dân ra khơi (với những loại thuốc cần thiết), một hộp pin Con Ó, một thùng mì ăn liền cùng một số thực phẩm khác.
Truong-Hoa-Binh.jpg
Chương trình còn dành tặng 40 suất học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học giỏi. Trong ảnh: Ông Trương Hòa Bình trao học bổng cho các em học sinh.
Doan-Anh-Dung.jpg
Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ trao học bổng cho học sinh
Mai-Ngoc-Phuoc.jpg
Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM và ông Trương Hòa Bình trao học bổng cho các em học sinh.
Tran-Trong-Dung.jpg
Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa cho các nhà tài trợ chương trình.
Nguyen-Thai-Binh.jpg
Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM tặng hoa cho các nhà tài trợ chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm