Tồn đọng hơn 4.400 hồ sơ người có công

Ngày 23-2, tại hội nghị triển khai kế hoạch kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh- Liệt sĩ và giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, ông Huỳnh Văn Tí, chuyên gia cao cấp của Bộ LĐ-TB&XH, Tổ trưởng tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của trung ương, bày tỏ tâm tư như trên.

Hội nghị tổ chức tại TP.HCM, do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chủ trì.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ kinh nghiệm giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng. Ảnh: P.ĐIỀN

Ông Tí giải thích số hồ sơ tồn đọng là do không có hồ sơ gốc nên cần phải xem xét, thẩm định thấu tình đạt lý mới tiến hành công nhận, truy hưởng.

“Quan điểm là phải giải quyết khẩn trương các hồ sơ còn tồn đọng, tuy nhiên cần phải chặt chẽ, vì thời gian qua đã có nhiều trường hợp phù hợp với quy định nhưng chưa hợp lòng dân nên cần xem xét. Đồng thời kiên quyết không để xảy ra tình trạng hồ sơ giả; xử lý nghiêm mọi trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước để trục lợi” - ông Tí nói.

Theo ông Tí kinh nghiệm để xem xét, thẩm định hồ sơ tồn đọng trước hết phải xác định trách nhiệm người đứng đầu là Sở LĐ-TB&XH các địa phương, hội đồng đánh giá và trách nhiệm người làm chứng. Đặc  biệt là vai trò của các vị lão thành cách mạng, quần chúng nhân dân.

Ông cho biết trước mắt Bộ LĐ-TB&XH chọn năm tỉnh, thành (Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An) thí điểm giải quyết hồ sơ tồn đọng. Qua rà soát cho thấy các tỉnh này có 428 hồ sơ thương binh-liệt sĩ, trong đó có 71 hồ sơ tồn đọng, kết quả đã giải quyết 43 hồ sơ, trong đó có 41 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, hai hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm