TP.HCM chính thức có tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PLO)- Sau khi đổi tên, trục đường Xa lộ Hà Nội cũ đã tạo thành đường xuyên suốt gồm Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử - chiến dịch Điện Biên Phủ với nhân vật lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng ngày 23-8, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức, TP Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp.

Video: TP.HCM chính thức có tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đến tham dự lễ có bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên Phó Chủ tịch nước, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Toàn cảnh đường Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Tiến

Toàn cảnh đường Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Tiến

Lãnh đạo TP có Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cùng lãnh đạo các sở ngành. Đặc biệt là sự tham gia của gia đình cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phát biểu tại buổi lễ Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, TP.HCM tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp đúng dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2023).

Nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TP và người nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm làm lễ đổi tên đường Võ Nguyên Giáp. Ảnh: ĐT

Nguyên lãnh đạo, lãnh đạo TP và người nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm làm lễ đổi tên đường Võ Nguyên Giáp. Ảnh: ĐT

Ông Dương Anh Đức xúc động ôn lại những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam để có được nước Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, giàu mạnh như ngày hôm nay,

Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: ĐT
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: ĐT

"Để ghi nhận, tôn vinh công lao to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thể hiện tình cảm, sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, HĐND TP.HCM đã biểu quyết thông qua nghị quyết về đổi tên đường Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp. Đoạn đường có chiều dài hơn 7,7 km" - Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức nói.

Ông Đức đánh giá, việc đổi tên đoạn đường từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức mang tên Võ Nguyên Giáp sẽ hình thành một trục đường xuyên suốt gồm Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ. Từ đó, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử - chiến dịch Điện Biên Phủ với nhân vật lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau khi đổi tên đã tạo thành trục đường Hà Nội - đường Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ vô cùng có ý nghĩa lịch sử. Ảnh: ĐÀO TRANG

Sau khi đổi tên đã tạo thành trục đường Hà Nội - đường Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ vô cùng có ý nghĩa lịch sử. Ảnh: ĐÀO TRANG

Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân.

Ông Đức chỉ đạo UBND TP Thủ Đức phối hợp các sở ban ngành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cập nhật các thông tin giấy tờ theo quy định. "Tôi mong rằng người dân sinh sống trên tuyến đường đổi tên, đồng cảm, chia sẻ trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan" - ông Đức nói.

Ngay sau buổi lễ, TP.HCM đã tổ chứng gắn biển tên đường. Ảnh: ĐÀO TRANG

Ngay sau buổi lễ, TP.HCM đã tổ chứng gắn biển tên đường. Ảnh: ĐÀO TRANG

Đáp lại tình cảm của TP.HCM, bà Võ Hạnh Phúc, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ: "Gia đình chúng tôi vô cùng xúc động tham dự lễ đổi tên, hình thành trục đường Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ. Đây là trục đường tên có ý nghĩa, khiến cho gia đình vô cùng trân quý với tình cảm, chính quyền và nhân dân TP.HCM" - bà Phúc nói.

Bà Phúc nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những năm tháng chiến tranh cũng như những ngày hoà bình, tình cảm sâu đậm, sắt son của đồng bào miền Nam luôn là điểm tựa của cuộc đời, in sâu trong tâm trí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 1929, lần đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt chân đến đất Sài Gòn - Gia Định theo việc thống nhất các tổ chức vào một Đảng cách mạng.

Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mặt tại buổi lễ. Ảnh: ĐÀO TRANG

Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mặt tại buổi lễ. Ảnh: ĐÀO TRANG

"Tới năm 1975, ba chúng tôi mới vào lại Sài Gòn - Gia Định trong những ngày tháng năm rực rỡ, sau thắng lợi của tổng tiến công, tổng khởi nghĩa trong mùa xuân toàn thắng. Những năm sau khi đất nước thống nhất, TP.HCM luôn luôn là mối quan tâm của Đại tướng" - Con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động.

Rất đông bà con có mặt từ sớm để tham dự buổi lễ. Ảnh: ĐÀO TRANG

Rất đông bà con có mặt từ sớm để tham dự buổi lễ. Ảnh: ĐÀO TRANG

Nhiều tập thể, cá nhân chụp hình chung với gia đình cố Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Ảnh: ĐT

Nhiều tập thể, cá nhân chụp hình chung với gia đình cố Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Ảnh: ĐT

Bà Võ Hạnh Phúc thay mặt mặt thân mẫu PGS Sử học Đặng Bích Hà và gia đình tôi chúc Đảng bộ và chính quyền TP.HCM đoàn kết, xây dựng TP.HCM trở thành điểm sáng của kinh tế - xã hội của cả nước, khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm