TP.HCM giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp rác

Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ở TP.HCM khoảng 9.000 tấn/ngày. Tỉ lệ gia tăng CTRSH hằng năm khoảng 5% và việc xử lý chất thải của TP hiện nay chủ yếu là chôn lấp.

Vừa qua, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã chủ trì cuộc họp liên quan đến đồ án quy hoạch xử lý CTR TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, ông Võ Văn Hoan đã giao Sở TN&MT TP.HCM phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên hội đồng thẩm định. Bên cạnh đó, hoàn chỉnh nội dung “đồ án quy hoạch xử lý CTR TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”. Sau đó trình Thường trực UBND TP thông qua để báo cáo Thường trực Thành ủy trước khi gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Phó chủ tịch UBND TP lưu ý trong quá trình hoàn chỉnh đồ án cần tập trung nghiên cứu, đề ra chính sách và giải pháp nhằm giảm phát thải bình quân đầu người dân TP. Bên cạnh đó cần định hướng, sắp xếp các điểm tiếp nhận CTRSH trên địa bàn phù hợp và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung “đồ án quy hoạch xử lý CTR TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” phải gắn với quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch xây dựng vùng của TP. Sau khi đồ án quy hoạch xử lý CTR được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ được cập nhật vào quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất của TP.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, khoảng 80% CTRSH trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp. Riêng CTRSH của huyện Cần Giờ định hướng nghiên cứu, vận chuyển về xử lý tại Khu công nghệ Môi trường xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Định hướng đến năm 2025, CTR được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh), Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu công nghệ Môi trường xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Giai đoạn 2025-2050, CTR được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) và Khu công nghệ Môi trường xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Các bãi chôn lấp cũ như Gò Cát, Đông Thạnh sẽ được định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho TP.

Ngoài ra, ông Hoan còn giao Sở TN&MT nghiên cứu quy hoạch trạm trung chuyển CTR trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, tiến tới xóa bỏ các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đông; giảm số lượng, tăng diện tích và công suất của các trạm trung chuyển; giảm điểm hẹn thu gom CTRSH trên đường phố; quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải nằm trên các tuyến đường vành đai của TP, xa khu dân cư…

Liên quan đến giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM, Sở TN&MT TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai trong thời gian tới: Xây dựng các trạm trung chuyển ép rác kín, tiên tiến và hiện đại; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi công nghệ xử lý rác của các nhà máy xử lý hiện hữu sang công nghệ đốt rác phát điện; Tiếp tục sắp xếp lại hoạt động thu gom rác dân lập, chuyển đổi lực lượng này thành các hợp tác xã hay doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để quản lý có hiệu quả; Có cơ chế tài chính để hỗ trợ lực lượng dân lập chuyển đổi phương tiện thu gom rác phù hợp với mẫu phương tiện thu gom tại nguồn. 
 

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 21-4: Xét xử cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm; Người phụ nữ chặn đầu ô tô

Bản tin trưa 21-4: Xét xử cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm; Người phụ nữ chặn đầu ô tô

(PLO)- Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm được dẫn giải tới tòa; Nhân viên tạp vụ được cử làm giám đốc để báo giá, làm "quân xanh" đấu thầu tiền tỉ; Người phụ nữ chặn đầu ô tô 16 chỗ, giao thông trên đường ùn ứ; Cháy nổ trụ điện, nhiều người đi đường thót tim; Người phụ nữ quấn 4 kg vàng quanh bụng để đưa qua biên giới.

Đọc thêm

Đà Nẵng: Đổi bằng lái xe chỉ mất 15 phút

Đà Nẵng: Đổi bằng lái xe chỉ mất 15 phút

(PLO)- Tại cơ sở mới, người dân không còn phải chờ đợi lâu khi làm thủ tục cấp đổi bằng lái, mọi quy trình được lực lượng CSGT Đà Nẵng xử lý nhanh chóng, gọn gàng.

Điện lực TP.HCM ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Điện lực TP.HCM ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

(PLO)- Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP.HCM trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc – mọi nơi – mọi việc”.

Những dự án, công trình tạo bứt phá cho TP.HCM

Những dự án, công trình tạo bứt phá cho TP.HCM

(PLO)- Dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), cuối tuần qua, hàng loạt công trình trọng điểm ở TP.HCM được khởi công, khánh thành như nhà ga T3, cao tốc Bến Lức - Long Thành, khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ… mang đến niềm vui, sự phấn khởi cho người dân TP.

Dân văn phòng với thói quen giải trí với café và xổ số Keno

Dân văn phòng với thói quen giải trí với café và xổ số Keno

(PLO)- Với khối lượng công việc hàng ngày, cùng với những cuộc họp dài,...không ít gì đã tạo nhiều áp lực cho giới dân văn phòng. Để giải tỏa những căng thẳng và cân bằng lại tinh thần, họ thường tranh thủ thời gian giải trí riêng. Xổ số quay nhanh Keno hiện đang dần trở thành thói quen giải trí của dân văn phòng, không chỉ mang lại giải trí nhanh chóng mà còn giúp tận hưởng niềm vui trúng thưởng mỗi ngày ngay trong giờ nghỉ trưa.

Siêu đô thị Cần Giờ: Động lực mới cho kinh tế biển từ chuẩn ESG

Siêu đô thị Cần Giờ: Động lực mới cho kinh tế biển từ chuẩn ESG

(PLO)- Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của TP.HCM. Dự án vừa chính thức khởi công sáng 19-4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.