TP.HCM: Hơn chục trạm quan trắc 'hết thời' chưa được thay thế

“Theo tôi biết, điều đó vượt ngưỡng thính lực (71 dexiben được coi là bị điếc) của mọi người!” - ông Lâm nói.

Đại biểu Trương Lâm Danh đặt vấn đề cách đo, quan trắc như thế nào để cho ra con số đáng quan ngại về chất lượng môi trường sống của TP, của người dân như vậy. Theo đại biểu Danh, với cách đo theo giờ cao điểm, nhiều xe chạy thì dễ dàng suy ra rằng mọi người đi đường đã và sẽ bị điếc!

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT, thông tin hiện có khoảng 12 trạm quan trắc tự động do các nước tài trợ, hoạt động đã hết đời và từ năm 2012 đến nay không được sửa chữa hoặc thay thế nên phải áp dụng cách quan trắc, đo thủ công. “Cách đo theo từng giờ mà không đo suốt ngày là không bảo đảm khoa học!” - ông Thắng nhìn nhận. Cũng theo ông Thắng, trước mắt cần phải xây mới khoảng 17 trạm quan trắc tự động đo 24/24 giờ các chỉ số cơ bản về nước mặt, nước ngầm, nước xả thải sinh hoạt - công nghiệp, mức ồn công nghiệp, ồn giao thông

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định phải xây dựng quy hoạch, quản lý và đầu tư các trạm quan trắc trên địa bàn nhưng đến nay TP vẫn loay hoay vì những lý do không đáng có như thiếu tiền, thiếu đất làm trạm, thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật… “Cái thiếu lớn nhất là các sở, ngành không ngồi lại, phối hợp với nhau để lên kế hoạch cụ thể” - bà Tâm nói.

Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP, cho rằng Nghị quyết Đảng bộ TP đã nhấn mạnh phải xây dựng TP có chất lượng sống. Do vậy, trong tháng 3, Sở TN&MT và các sở, ngành liên quan phải xây dựng và trình lên HĐND TP quy hoạch, quản lý và đầu tư các trạm quan trắc trên địa bàn TP.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới