TP.HCM trình 12 chính sách làm dự án vành đai 4

(PLO)- TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12 chính sách quan trọng để làm dự án vành đai 4.

UBND TP.HCM vừa có Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM.

UBND TP.HCM cho biết trên cơ sở thực tiễn triển khai đầu tư các dự án đường bộ cao tốc trong thời gian vừa qua, TP.HCM và các địa phương kiến nghị một số cơ chế chính sách đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư dự án, phạm vi áp dụng các cơ chế đặc thù cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM, bao gồm cả đoạn qua tỉnh Bình Dương.

TP.HCM trình 12 chính sách để các địa phương làm dự án Vành đai 4 TP.HCM. Ảnh: ĐT

Chính sách 1: Tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án trong tổng mức đầu tư của dự án tổng thể và trên tổng mức đầu tư của các dự án thành phần trên địa phận của từng địa phương không vượt quá 70%.

Tuy nhiên, đối với một số dự án thành phần có tổng mức đầu tư rất lớn do khối lượng giải phóng mặt bằng lớn và xây dựng nhiều công trình cầu, xử lý đất yếu... trong khi lưu lượng giao thông giai đoạn đầu chưa cao.

Nếu tỉ lệ vốn nhà nước tối đa 50% sẽ khó bảo đảm hiệu quả tài chính, không hấp dẫn các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện dự án theo phương thức PPP (đầu tư theo phương thức đối tác công tư) kể cả việc nhà nước sẵn sàng chia sẻ phần giảm doanh thu.

Vì vậy, để tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng tham gia thực hiện dự án, tham khảo cơ chế đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại các dự án quan trọng quốc gia.

Chính sách 2: Giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án thành phần đường Vành đai 4 TP.HCM.

Chính sách này là để tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khơi thông nguồn lực từ các trung ương đến địa phương, việc quy định thí điểm chính sách khác so với Luật Ngân sách nhà nước thông qua việc cho phép Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc thuộc nhiệm thẩm quyền đầu tư của Bộ GTVT là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách 3: Giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền đầu tư công trình nằm trên địa giới hành chính của địa phương giáp ranh, được sử dụng Ngân sách địa phương hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương.

Chính sách này nhằm tiết kiệm thời gian trong tổ chức thực hiện đầu tư dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Chính sách 4: Cho phép chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch phục vụ dự án (bao gồm khu tái định cư), các gói thầu thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thi công xây dựng hạ tầng khu tái định cư để phục vụ giải phóng mặt bằng. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chính sách này là để đẩy nhanh tiến độ triển khai, tham khảo cơ chế đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại các dự án quan trọng quốc gia.

Chính sách 5: Trong thời gian thực hiện dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án vành đai 4.

Chính sách này nhằm chuẩn bị tốt, sẵn sàng các điều kiện về vật tư, vật liệu thi công sẽ góp phần đảm bảo tiến độ thi công xây dựng, thúc đẩy giải ngân, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Do đó, để tiếp tục tháo gỡ toàn diện hơn trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, cần có cơ chế đặc thù trong khai thác vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công công trình, nhất là đối với dự án đường vành đai 4 cần được tiếp tục áp dụng.

Chính sách 6: Về trình tự, thủ tục lập, tổ chức thẩm định và thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khi các dự án thành phần cần phải điều chỉnh.

Chính sách này nhằm chuẩn bị tốt, sẵn sàng các điều kiện về vật tư, vật liệu thi công sẽ góp phần đảm bảo tiến độ thi công xây dựng, thúc đẩy giải ngân, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Do đó, để tiếp tục tháo gỡ toàn diện hơn trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, cần có cơ chế đặc thù trong khai thác vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công công trình, nhất là đối với dự án đường Vành đai 4 TP.HCM cần được tiếp tục áp dụng.

Chính sách 6: Về trình tự, thủ tục lập, tổ chức thẩm định và thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khi các dự án thành phần cần phải điều chỉnh.

Chính sách này nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, tăng cường phân cấp, phân quyền giảm trình tự, thủ tục đầu tư và tương tự các dự án đã được triển khai thời gian qua.

UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ để kiến Quốc hội cho phép: trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần thuộc dự án đường vành đai 4 TP.HCM được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về PPP.

Chủ tịch UBND TP.HCM và Chủ tịch UBND các tỉnh (Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu) được thành lập hội đồng thẩm định cơ sở tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và quyết định đầu tư các dự án thành phần.

Chính sách 8: Cho phép giá trị tổng mức đầu tư các dự án Vành đai 4 TP.HCM của từng địa phương được chuyển tiếp Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2026- 2030 không tính cộng vào tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của từng địa phương.

Chính sách 9: Cho phép UBND các tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chính sách 10: Các cầu trong đô thị thuộc dự án đường Vành đai 4 TP.HCM từ cấp II trở lên, nút giao thông không thuộc đối tượng phải thi tuyển phương án kiến trúc. Điều này là để đảm bảo phù hợp với tính chất các yếu tố về công năng cũng như thẩm mỹ phải được tính toán trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như tiến độ của dự án.

Chính sách 11: Về định mức, khoản mục chi phí. Chính sách này để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án như nêu trên và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Đối với các hạng mục công việc chưa có định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành, chủ đầu tư được áp dụng định mức, đơn giá hoặc xác định chi phí theo suất đầu tư của các dự án, công trình tương tự, bao gồm cả các định mức, đơn giá, suất đầu tư của các dự án, công trình nước ngoài có quy đổi về thời điểm tính toán.

Đối với các khoản mục chi phí chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam, Chủ đầu tư được xác định các khoản mục chi phí theo các dự án, công trình tương tự bao gồm cả dự án, công trình trong nước và nước ngoài hoặc theo thông lệ quốc tế.

Chính sách 12: Cho phép chủ đầu tư được thực hiện trước các hoạt động lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi dự án đầu tư được phê duyệt đối với các gói thầu: cung cấp dịch vụ tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa; xây lắp phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; điều chỉnh quy hoạch; tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công xây dựng công trình.

Chính sách này nhằm đảm bảo mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đường Vành đai 4 TP.HCM; đơn giản hóa hơn nữa quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động lựa chọn nhà thầu, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu.

Từ đó, tăng cường phân cấp quyết định các nội dung trong quy trình, thủ tục đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Vành đai 4 TP.HCM sớm hoàn thành đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực.

UBND TP.HCM kiến nghị Quốc hội cho phép chủ đầu tư được thực hiện trước các hoạt động lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả việc phê duyệt

Theo UBND TP.HCM dự kiến tiến độ và thời gian thực hiện dự án vành đai 4 như sau: Chuẩn bị dự án năm 2024 - 2025. Lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2025.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện từ năm 2025, hoàn thành năm 2026. Thi công xây dựng, khởi công quý I, II năm 2026, hoàn thành năm 2028.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án vành đai 4 giai đoạn 1 là 122.744 tỉ đồng, được sử dụng từ nguồn vốn trung ương và vốn địa phương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới