Tranh luận sôi nổi về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”

Những lời tâm huyết của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc phát biểu tại Đại hội XI hôm trước, đến ngày 14-1 đã có những ý kiến tranh luận lại. Dưới sự điều hành lần lượt của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các đại biểu gồm cả giới học thuật, nhà kinh tế thực tiễn và cả đại diện cho những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình.

Công hữu là đặc trưng của XHCN

Đại biểu Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, dùng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, khẳng định Cương lĩnh 2011 phải giữ nguyên ý của Cương lĩnh 1991. Như thế, đặc trưng kinh tế của xã hội XHCN là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Dự thảo Cương lĩnh 2011 gửi tới đại hội theo hướng này.

Ông Nghĩa nói: “Công hữu tư liệu sản xuất là đặc trưng của CNXH. Có người lo ngại không thu hút được đầu tư nhưng thực tế từ Cương lĩnh 1991 đến nay đã hơn 20 năm, bằng chính sách pháp luật hợp lý, chúng ta vẫn thu hút được đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài. Có ai bỏ đi đâu!”.

Còn thể hiện lại như văn kiện Đại hội X, thay “công hữu…” bằng “quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp” (như quan điểm của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc) thì theo ông Nghĩa là “rất trừu tượng”, là “như không nói gì”.

Tranh luận sôi nổi về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu” ảnh 1

Ông Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều khiển phiên thảo luận tại đại hội. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng cũng lưu ý: “Công hữu là vấn đề lớn, cần tiếp tục nghiên cứu. Công hữu thế nào để gắn kết được lợi ích người lao động với lợi ích chung, tạo động lực cho họ thì về lý luận và thực tiễn còn cần nghiên cứu. Còn công hữu để cha chung không ai khóc thì thất bại!”.

Ông hy vọng có thể tìm ra những hình thức mới của công hữu, nằm ngoài hai loại sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, hiệu quả hơn, XHCN hơn.

Đến từ Đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương, đại biểu Võ Đức Huy, đại diện cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cũng đăng ký để được nêu quan điểm của mình. “Tôi đã gặp đồng chí Võ Hồng Phúc, nói sẽ tranh luận. Nhưng giờ có ý kiến của GS Lê Hữu Nghĩa, lý luận rất sắc sảo rồi, tôi hoàn toàn ủng hộ”.

Không tranh luận gì thêm, ông Huy phản bác lại những “phê bình” của xã hội và công chúng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nhấn mạnh vai trò của những “anh cả đỏ” trong giai đoạn khó khăn 2008, ông nói nếu không có những “công cụ”, “quả đấm” ấy thì làm sao chống đỡ được suy thoái, kiềm chế được lạm phát. “Dường như ta chưa đánh giá đúng vai trò của tập đoàn. Ngay vụ Vinashin, ta xử sự không theo nguyên tắc kinh tế, mà theo dư luận bên ngoài, làm nóng vấn đề, để rồi TKV vừa rồi huy động trái phiếu nước ngoài không được” và nhấn mạnh “nếu không được chăm sóc, đầu tư chu đáo, tập đoàn sẽ không đảm đương được vai trò định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường”. Mở rộng thêm vấn đề, cựu bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương cho rằng dự thảo báo cáo kiểm điểm của Trung ương khóa X quá khắt khe với khu vực này. “Báo cáo nói xử lý sai phạm sau thanh, kiểm tra, điều tra ở một số tập đoàn, tổng công ty… chưa kịp thời. Nhưng nhiều lĩnh vực khác cũng vậy, đâu chỉ DNNN?”.

“Chưa rõ thì chưa nên đưa vào văn kiện”

TS Trần Du Lịch lần đầu tiên dự đại hội Đảng, cảm nhận được không khí dân chủ, cởi mở, với gợi ý tranh luận của chủ tọa cũng mạnh dạn đăng ký phát biểu. Đứng trên bục tự tin, ông Lịch là người thứ tư tranh luận về nội dung này.

Theo ông Lịch, việc xây dựng CNXH phải gắn liền với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đó là nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Nhưng thực tế, “Nền kinh tế mà dựa vào chế độ công hữu thì vấn đề quan trọng là nó không có cơ sở để sản xuất hàng hóa”, nhà kinh tế thuộc đoàn đại biểu Đảng bộ TP.HCM đặt vấn đề. “Đại hội VIII quyết định phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đây là phát hiện sáng tạo của Đảng nhưng lý luận lại chưa làm rõ là mô hình CNXH mà ta xây dựng trong tương lai có còn sản xuất hàng hóa, có còn thị trường hay không!”.

Điểm yếu thứ hai trong lập luận về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là khái niệm “chủ yếu”. “Thời đại kinh tế trí thức sẽ có những sáng tạo, giải pháp công nghệ, sản phẩm trí thức có giá trị đặc biệt. Đó có phải là tư liệu sản xuất chủ yếu không? Vấn đề này cũng chưa được làm rõ”.

“Những vấn đề gì mà chúng ta chưa làm rõ thì chưa nên đưa vào văn kiện lớn của Đảng” - ông Lịch đề nghị. Nhấn mạnh “Vấn đề lớn nhất hiện nay của chúng ta là Đảng ta đưa cả dân tộc phát triển lên thành một nước giàu mạnh” - đại biểu Lịch tiếp tục đưa ra đề nghị nên tránh tư duy ngắn hạn. “Cái gì đưa vào văn kiện mà ảnh hưởng đến mục tiêu huy động nguồn lực, đến việc phát triển kinh tế, đầu tư chiều sâu, tái cấu trúc, đưa nền kinh tế từ gia công sang sản xuất, xây dựng thương hiệu, để Việt Nam mạnh hơn trên thế giới thì tôi đề nghị chưa đưa vào. Làm được như vậy thì nhân dân, doanh nghiệp sẽ hưởng ứng và sau đại hội này, khí thế trong nhân dân sẽ rất mạnh” - ông Lịch nói.

Cần thảo luận dân chủ về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”

Tranh luận sôi nổi về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu” ảnh 2

Cuộc tranh luận về đặc trưng xã hội XHCN để đưa vào Cương lĩnh 2011 có hai luồng ý kiến, một bên dựa trên “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”, một bên dựa trên “quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Phải thấy rằng mỗi bên đều có lý luận của họ. Lý luận đấy không sai so với nguyên bản của chủ nghĩa Mác mà vấn đề là hiểu và vận dụng khác nhau. Chính vì thế chúng ta cần thảo luận dân chủ trong đại hội để tạo sự đồng thuận trong Đảng, tiến đến đồng thuận trong xã hội. Đặc biệt, trong quá trình bàn thảo cần lưu tâm đến ý kiến của những người đang trực tiếp quản lý, điều hành kinh tế cũng như những người chủ, những người bỏ tiền ra đầu tư…

Cương lĩnh là để định hướng cho toàn Đảng, toàn dân thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, phải ghi như thế nào đó để đạt được sự đồng thuận xã hội Việt Nam cũng như sự hiểu biết thông cảm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đấy là những vấn đề đang đặt ra cho đại hội.

Đại biểu NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng

Bây giờ tìm được người “sạch sẽ” một tí cũng khó

Tranh luận sôi nổi về “công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu” ảnh 3

Tôi rất mong muốn đại hội lần này sẽ tìm ra những con người có khát vọng. Khát vọng vươn lên tầm cao mới, khát vọng cống hiến, khát vọng vì lợi ích chung. Ngoài có tầm, có tâm thì còn phải có khát vọng, phải có trái tim sáng một chút, có ý chí mãnh liệt vì lợi ích chung. Không có khát vọng, không có ước mơ thì con người đó không có ý nghĩa nhưng có rồi mà không cháy bỏng, hiện thực hóa thì cũng không có ý nghĩa. Vì thế, tôi rất mong có những con người mạnh dạn đổi mới, sẵn sàng hy sinh, cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.

Tôi rất đồng tình với việc đưa tiêu chí không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí để lựa chọn nhân sự khóa này. Nhưng bây giờ tìm được người gọi là “sạch sẽ” một tí thì chắc là cũng khó, cũng hiếm.

Riêng vấn đề bầu trực tiếp Tổng Bí thư, nếu chín muồi thì chúng ta làm, đó là dân chủ tốt nhất. Nhưng theo tôi, có lẽ nên để đại hội sau vì phải có công tác chuẩn bị kỹ hơn.

Đại biểu NGUYỄN CHÍ DŨNG, Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

GIA NGUYÊNghi

NGHĨA NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

Bản tin trưa 5-5: Diễn tiến mới vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Nghi phạm sát hại chủ quán cà phê khai gì?

(PLO)- Diễn tiến mới nhất vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Tìm thấy thi thể cháu bé 12 tuổi mất liên lạc ở Hà Tĩnh; Chủ tịch tỉnh Nam Định yêu cầu làm rõ vụ ‘không được cấp cứu vì chưa đóng viện phí’; Lời khai của nghi phạm sát hại nữ chủ quán cà phê ở Tiền Giang; Lâm Đồng: Phát hiện thi thể đang phân hủy trong nhà tắm.

Đọc thêm

Để đất nước tiến lên phía trước

Để đất nước tiến lên phía trước

(PLO)- Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc.

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...