1. Hạt hướng dương
Theo nha sĩ Tyrone Rodriguez (Mỹ), thói quen ăn hạt hướng dương không gây hại nhưng việc bạn cắn và tách vỏ hạt hướng dương thường xuyên lại ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng có thể bị tổn thương khi cắn hạt hướng dương như bị sứt mẻ. Vì vậy, bạn nên dùng tay tách hạt hướng dương hoặc mua các loại hạt đã được tách vỏ sẵn để có thể đảm bảo răng luôn chắc khỏe.
Cắn hạt hướng dương nhiều gây hại cho răng miệng. Ảnh: Internet
2. Đá viên
Theo chia sẻ của nha sĩ Matthew Messina (bang Ohio), một trong hai tinh thể sẽ vỡ nát khi va chạm với nhau bằng một lực đủ mạnh. Vì vậy, nếu nhai đá viên quá nhiều, răng của bạn chắc hẳn sẽ tổn thương vì sức ép của các tinh thể này. Nếu bạn muốn uống một cốc nước lạnh, hãy trữ nước vào ngăn mát tủ lạnh thay vì thêm vào những viên đá lạnh buốt.
3. Nước ngọt
Một số loại nước ngọt chứa axit citric có khả năng phá hủy và làm mòn men răng. Một khi men răng mất đi thì việc tái tạo lại là không thể. Nếu mất đi lớp màng bảo vệ, răng dễ bị sâu, sứt mẻ hay tê và đau khi ăn các loại thực phẩm nhạy cảm.
Thế nên, một ly nước lọc hay nước ép vẫn tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều. Bạn cũng nên tập cho gia đình mình thói quen uống các loại nước lành mạnh thay vì dùng nước có ga.
Nước ngọt dễ làm hỏng men răng. Ảnh: Internet
4. Trái cây khô
Trái cây khô chứa nhiều chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, khi sấy khô trái cây, lượng đường và axit tích tụ và khiến trái cây đặc dính hơn. Khi đó, trái cây khô dễ dính vào các khe hở trong răng, tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Men răng bạn có thể bị phá vỡ bởi những loại vi khuẩn đó sản sinh thêm axit.
Do đó, nên thay trái cây khô bằng những loại hoa quả giàu vitamin và tốt cho sức khỏe. Cần chú ý, bạn cũng không nên ăn trái cây khô quá thường xuyên và vệ sinh răng mỗi khi dùng xong món ăn nhẹ này.
5. Kẹo vitamin
Kẹo vitamin chứa quá nhiều chất tạo ngọt, hoàn toàn không tốt cho răng của bé. Đặc biệt với trẻ nhỏ, răng chưa hình thành lớp màng bảo vệ hoàn toàn. Do đó, nếu ăn quá nhiều kẹo, bé dễ dàng bị sâu răng và các loại bệnh răng miệng khác.
Phụ huynh cần lưu ý về cách bổ sung vitamin cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ uống viên sủi bọt vitamin thay vì nhai kẹo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng trái cây tươi chứa vitamin hay nước ép không đường.
6. Khoai tây chiên
Thực phẩm này không tốt cho răng là khả năng bám dính khá cao. Các nha sĩ khuyên rằng bạn không nên để thức ăn bám trên răng, vì điều này sẽ tích tụ vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Hãy đánh răng thật sạch sau khi ăn để tránh hư hại răng của mình.
7. Nước tăng lực
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng, lượng đường trong các loại nước tăng lực này chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần. Nếu uống quá nhiều nước chứa đường sẽ vô tình gây hại cho răng của bạn. Bạn có thể cảm thấy sảng khoái sau khi uống, thế nhưng lượng đường bên trong nước sẽ gây ảnh hưởng lâu dài.
Vì vậy, để bổ sung lượng nước đã mất sau khi luyện tập.
Lời khuyên tốt nhất từ các nha sĩ là bạn chỉ nên uống nước suối đóng chai. Ảnh: Internet
8. Đồ uống có cồn
Lượng đường chứa trong bia, rượu sẽ làm vàng và ố răng. Ngoài ra, khi uống đồ uống có cồn, bạn dễ bị khô miệng, từ đó gây sâu răng. Đó cũng là lý do vì sao bạn thường chảy nước bọt sau khi uống bia rượu.
Bạn có thể cho rằng nước bọt sẽ giúp làm sạch khoang miệng, trung hòa lượng axit. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn nên uống bia rượu thường xuyên. Hãy uống khi cần thiết.