Triển lãm tranh của tứ kiệt Đông Dương, cơ hội cho thị trường tranh Việt?

(PLO)- Triển lãm 'Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ' do Sotheby’s lần đầu tổ chức tại Việt Nam đã tạo nên một niềm tin cũng như cơ hội cho thị trường tranh Việt Nam. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những ngày qua, các hoạ sĩ Việt cũng như những người yêu mến tranh Đông Dương không khỏi hào hứng khi Sotheby’s- hãng đấu giá tranh lâu đời thứ 3 trên thế giới lần đầu tổ chức triển lãm tại Việt Nam Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ.

Triển lãm Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ quy tụ hơn 50 tranh của bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm. Ảnh: BTC.

Triển lãm Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ quy tụ hơn 50 tranh của bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm. Ảnh: BTC.

Triển lãm đã trưng bày các tác phẩm của Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm - bộ tứ danh họa tốt nghiệp những khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux- Arts de l'Indochine - EBAI)

Theo nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê, 56 bức tranh triển lãm hiện tại được chọn ra từ 200 bức do các họa sĩ, các nhà giám tuyển và Sotheby’s đề xuất.

Tranh "Mẹ và con" của hoạ sĩ Lê Phổ (1907 - 2001). Ảnh: VĂN HÀ.

Tranh "Mẹ và con" của hoạ sĩ Lê Phổ (1907 - 2001). Ảnh: VĂN HÀ.

Toàn bộ tranh đều được mượn từ bộ sưu tập của các nhà sưu tập trong nước.

Một số tranh từng xuất hiện tại các phiên đấu giá quốc tế và được một số nhà sưu tầm trong nước mua lại, trưng bày tại tư gia riêng, rất khó để công chúng có thể tiếp cận.

Tranh "Hai thiếu nữ trên cầu" của Mai Trung Thứ (1906 - 1980). Ảnh: VĂN HÀ.

Tranh "Hai thiếu nữ trên cầu" của Mai Trung Thứ (1906 - 1980). Ảnh: VĂN HÀ.

Tranh "Nhạc công truyền thống" của Lê Thị Lựu (1911 - 1988). Ảnh: VĂN HÀ.

Tranh "Nhạc công truyền thống" của Lê Thị Lựu (1911 - 1988). Ảnh: VĂN HÀ.

Nói về lý do quyết định thực hiện triển lãm, đại diện Sotheby’s cho hay: "Đây là dự án, là cuộc thử nghiệm nhiều ý nghĩa với chúng tôi, với mục tiêu tái kết nối cộng đồng Việt Nam với văn hoá chung.

Và việc lựa chọn bộ tứ lần này không phải là điều ngẫu nhiên mà là đại diện tiêu biểu, vì 4 người đều rời Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 nên tranh của họ không thể tiếp cận với nhiều khán giả Việt Nam vì vậy đây là sự kiện cần thiết để các tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Đông Dương tiếp cận tới công chúng".

Tranh "Khúc điền viên" của Vũ Cao Đàm (1908 - 2000). Ảnh: VĂN HÀ.

Tranh "Khúc điền viên" của Vũ Cao Đàm (1908 - 2000). Ảnh: VĂN HÀ.

Tham dự buổi triển lãm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi chia sẻ với PLO: "Thực sự tôi rất vui mừng vì không phải dễ dàng gì được tụ họp ở đây hơn 50 bức tranh của Mỹ thuật Đông Dương.

Đối với một số người thưởng ngoạn trẻ thì Mỹ thuật Đông Dương là một huyền thoại, có thể họ chưa bao giờ thấy được tranh thật của trường Mỹ thuật Đông Dương thì hôm nay là điều kiện để họ đến đây và nhìn thấy những bức tranh tận mắt của mình thay vì nhìn qua màn ảnh hay mạng xã hội.

Trường Mỹ thuật Đông Dương là một cái nôi của nền mỹ thuật Việt Nam vì không có trường Mỹ thuật Đông Dương thì chúng ta không có nền hội hoạ Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Ngô Kim Khôi chia sẻ tại buổi triển lãm. Ảnh: VĂN HÀ.

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Ngô Kim Khôi chia sẻ tại buổi triển lãm. Ảnh: VĂN HÀ.

Trước đó chúng ta chỉ có hội hoạ dân gian dùng để phục vụ cho công việc thờ cúng thôi chứ không có phục vụ cho việc mỹ thuật. Và trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời cho chúng ta một thế hệ hoạ sĩ vàng, thế hệ này phải nói là thời kỳ hoàng kim của ngành mỹ thuật chúng ta.

Tôi hi vọng triển lãm này sẽ cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận với các nhà sưu tập và thấy được càng nhiều tranh càng tốt tại vì đời sống tinh thần rất cao.

Có rất nhiều người đến xem tranh đặc biệt là giới trẻ, điều này là một tín hiệu rất vui. Tôi nghĩ nhà Sotheby’s có thể đầu tư mở một văn phòng tại đây và chúng ta sẽ có nhiều nhà đầu tư khác nữa thì thị trường tranh Việt Nam sẽ càng ngày càng có giá.

Tại vì đến một lúc nào đó tranh Đông Dương sẽ không còn, người ta sẽ mua vào và không bán ra nữa thì thị trường tranh sẽ không tồn tại".

Hoạ sĩ Trịnh Cung tham dự và dành nhiều chia sẻ tại buổi triển lãm tranh. Ảnh: VĂN HÀ.

Hoạ sĩ Trịnh Cung tham dự và dành nhiều chia sẻ tại buổi triển lãm tranh. Ảnh: VĂN HÀ.

Đại diện của Sotheby’s cũng nói thêm những bức tranh xuất hiện trong triển lãm đều được giám tuyển kỹ càng.

Bên cạnh đó, vì giá trị lớn của 56 bức tranh nên vấn đề an ninh cũng được thắt chặt.

Các bạn trẻ đến xem triển lãm tranh. Ảnh: VĂN HÀ.

Các bạn trẻ đến xem triển lãm tranh. Ảnh: VĂN HÀ.

Triển lãm diễn ra từ ngày 11 đến 14-7 tại khách sạn Park Hyatt Saigon, số 2 Lam Sơn, quận 1, TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

(PLO)- Ngay sau thông báo về đợt casting, Nhanh như chớp nhí mùa 5 đã nhận được sự chờ đón nồng nhiệt từ quý khán giả, đặc biệt là từ các bậc phụ huynh có con nhỏ trong lứa tuổi tham gia chương trình.