Bên cạnh đó kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các cơ sở chăn nuôi vi phạm” - TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trả lời báo chí trước thông tin cho rằng có một lượng lớn thuốc kháng sinh salbutamol (một chất cấm trong chăn nuôi, dùng để chữa hen phế quản cho người) đang được một số người nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trộn vào thức ăn chăn nuôi với mục đích phòng bệnh và kích thích tăng trưởng.
Trước đó, tại một hội nghị trực tuyến về an toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng Việt Nam đã cho nhập khẩu tới 68 tấn salbutamol, trong khi lượng thuốc dùng cho người rất ít. Có tình trạng các công ty dược, thú y tuồn ra ngoài để người nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trộn vào thức ăn chăn nuôi với mục đích phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Điều đó khiến cho dư lượng kháng sinh trong hải sản và thịt lớn, người ăn vào dẫn đến tình trạng lờn kháng sinh. Ông Phát đề nghị Bộ Y tế quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu salbutamol để tránh tình trạng tuồn chất này ra ngoài, bán trôi nổi.
Theo Cục An toàn thực phẩm, 10 tháng đầu năm cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 4.000 người mắc, 21 người tử vong.
Tính riêng từ ngày 25-9 đến 25-10, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với 13 vụ, làm 813 người mắc. Về nguyên nhân, có bảy vụ là do vi sinh vật, ba vụ do độc tố tự nhiên, ba vụ chưa xác định nguyên nhân. Theo ông Phong, nguyên nhân một phần cũng là do giá trị bữa ăn quá thấp, chỉ 9.000 -11.000 đồng (bao gồm cả lợi nhuận). Với giá thành như vậy thì khó đảm bảo an toàn thực phẩm chứ chưa nói đến vấn đề có đảm bảo dinh dưỡng hay không.