Đó là nhận định của luật sư Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
. Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc Trung Quốc xua tàu cá của nước họ vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam đánh bắt đồng thời đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông?
|
“Những cái đầu nóng” quấy rối
. Hành động trên của Trung Quốc mâu thuẫn ra sao so với những gì lãnh đạo nước họ cam kết, thưa ông?
+ Hành động ấy rõ ràng đi ngược lại những gì mà Trung Quốc đã tuyên bố trong DOC và cam kết sẽ thực hiện nó trên thực tế. Hành động ấy cũng trái với những gì mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã tuyên bố với nhau trong suốt thời gian qua.
. Việt Nam luôn tôn trọng tình hữu nghị giữa hai nước và mong muốn giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông bằng con đường hòa bình. Bản thân Trung Quốc cũng nói như thế…
+ Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình. Và chắc chắn, hòa bình luôn là điều quý giá đối với nhân dân bất kỳ quốc gia nào. Trong các hành xử, Việt Nam cũng luôn thể hiện tinh thần ấy một cách phù hợp nhất và cũng rất mong muốn các quốc gia khác tôn trọng tinh thần ấy mà có ứng xử tương thích. Tuy nhiên, thực tế những gì xảy ra đôi khi không như chúng ta mong muốn. Tôi xin mượn lại đại ý mấy lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chuyển tải tinh thần trên rằng: Việt Nam chỉ muốn hòa bình và chúng ta đã nhân nhượng; nhưng càng nhân nhượng thì có vẻ như Trung Quốc càng lấn tới. Rõ ràng, thực tiễn diễn ra cho thấy là Việt Nam đã nhân nhượng để bảo vệ hòa bình nhưng các hành động của Trung Quốc gần đây cho thấy họ càng lấn tới.
. Ông có niềm tin nào về hướng ra cho vấn đề này?
+ Tôi nghĩ do nhân dân hai bên quyết định. Chúng ta đều biết chắc rằng hai bên chỉ có thiệt hại nếu để xảy ra xung đột. Nhân dân bên nào cũng đều muốn sống hòa bình, hữu nghị, làm ăn giao hảo với nhau. Và để có sự hiểu nhau từ nhân dân hai nước, chúng ta phải tăng cường thêm công tác ngoại giao nhân dân. Xây dựng sự thông cảm lẫn nhau, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Vì hòa bình, hữu nghị giữa hai nước là tài sản quý báu. Ở ta, cộng đồng người Hoa cũng là máu thịt của nhân dân Việt Nam. Ở Trung Quốc, nhiều học giả, người dân - những con người dũng cảm - cũng đã nhận ra sự sai trái về yêu sách “đường lưỡi bò” và họ đã lên tiếng yêu cầu nhà nước Trung Quốc xóa bỏ điều ấy.
Đội tàu cá của Trung Quốc đi kèm với tàu hỗ trợ tràn xuống Trường Sa. Ảnh: Internet
Thử hỏi, người dân Trung Quốc có muốn chiến tranh không? Hay việc khuấy động chỉ xuất phát từ những “cái đầu nóng”? Tôi nghĩ trên tinh thần xây dựng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước sẽ góp phần ngăn chặn những hành vi thái quá, cực đoan từ các thế lực nào đó muốn đẩy tình hình ngày càng trở nên phức tạp, khó giải quyết hơn.
Bảo vệ chủ quyền là trên hết
. Là một đại biểu Quốc hội, thường xuyên tiếp xúc với cử tri và nhiều tầng lớp nhân dân, ông cho biết nguyện vọng của người dân ta hiện nay về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia như thế nào?
+ Tinh thần chung là người dân đều mong muốn Nhà nước phải có giải pháp để Trung Quốc chấm dứt những hành vi kiểu như thế này. Đồng thời, Nhà nước phải có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông không bị xâm hại cả về thực tế lẫn pháp lý, cả hiện tại lẫn lâu dài. Việc giải quyết ấy phải dựa trên luật pháp quốc tế và những gì mà các bên đã tuyên bố với nhau. Mặt khác, bà con cử tri cũng mong muốn được Đảng, Nhà nước thông tin nhiều hơn về tình hình biển Đông.
Chủ quyền bị vi phạm là đụng chạm đến tình cảm thiêng liêng của toàn thể dân tộc ta, kể cả nhân dân trong nước và đồng bào ở hải ngoại. Vi phạm chủ quyền không chỉ đụng đến thế hệ hôm nay mà còn cả các thế hệ mai sau. Chính vì vậy mà công tác bảo vệ chủ quyền phải cực kỳ nhạy bén, linh hoạt và khôn khéo.
Thiết nghĩ trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phải đi trước một bước trong giải quyết vấn đề, đừng để cho tình hình nóng lên rồi mới chạy theo. Theo tôi biết, Nhà nước và các lực lượng của ta đã làm rất nhiều việc để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, vừa qua có những trường hợp nhân dân thấy phản ứng từ phía cơ quan chức năng dường như còn chậm. Chúng ta cần tăng cường thêm lực lượng làm công tác này, đầu tư nhiều hơn nữa, phản ứng nhanh hơn và có đối sách nhạy bén hơn nữa.
Đừng dồn Việt Nam vào thế buộc!
. Bài học muôn đời của chúng là phải huy động sức mạnh toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo ông, trong tình hình hiện nay, bắt đầu từ đâu để hình thành chất kết dính tạo nên sức mạnh ấy?
+ Huy động sức mạnh toàn dân tộc là một bài học lịch sử còn mãi giá trị, chúng ta cần được sử dụng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Muốn huy động được sức mạnh ấy thì phải có được niềm tin của nhân dân. Đây là chìa khóa, nếu không có nó thì rất khó có một giải pháp hiệu quả, còn nếu đánh mất đi thì rất gay go.
Cũng phải thấy rằng một đặc điểm của lịch sử của Việt Nam là hay bị xâm lược, bị bức hiếp và bị dồn đến tình thế bắt buộc phải tự vệ bằng vũ lực. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, chúng ta cố gắng tránh xung đột nhưng dân ta nhất quyết không chịu mất nước và không chịu làm nô lệ.
Có một bài học mà các nước có tư tưởng ức hiếp Việt Nam cũng phải nhìn thật sâu vào lịch sử rằng: Có những quốc gia, sau khi chiến tranh lùi lại, họ nói với ta rằng nếu họ hiểu Việt Nam hơn thì họ đã không để xảy ra cuộc chiến như vậy. Nhân dân Việt Nam cũng mong muốn rằng các nước đừng dồn Việt Nam vào tình thế buộc phải đứng lên như thế. Vì Việt Nam luôn mong muốn hòa bình!
. Xin cảm ơn ông.
Trung Quốc chấm dứt ngay hành động ngang ngược! (PL)- Ngày 16-5, trả lời Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Hữu Trác - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết ngày 15-5, hội đã có văn bản chính thức phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. “Việc 32 tàu cá Trung Quốc kèm theo tàu hậu cần cỡ lớn đang triển khai đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa cùng với việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá trong phạm vi bao gồm cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động sai trái, ngang ngược, có hệ thống của Trung Quốc. Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động trên” - ông Trác nói. Ông Trác cho biết Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ông Trác cho hay hội cũng đã chủ động tăng cường tuyên truyền, trấn an và động viên bà con ngư dân an tâm đánh bắt, sản xuất trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. TRỌNG PHÚ Báo đảng của Trung Quốc đăng bài kích động Tờ Nhân Dân Nhật Báo bản điện tử (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) ngày 15-5 đăng bài phân tích với tít bài hết sức trịch thượng, ngông cuồng: “Hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) phải chia nhau “trị” Philippines và Việt Nam mới có hiệu quả”. Bài báo xoay quanh việc cổ súy Đài Loan cùng Trung Quốc leo thang trên biển Đông. Cụ thể, bài báo này xúi Đài Loan nên “cứng rắn với Việt Nam” ở Trường Sa bằng cách “không cần cảnh cáo, bắn thẳng vào tàu hoặc máy bay của Việt Nam” nếu đi vào vùng biển phụ cận đảo Ba Bình. Cũng theo bài báo này, trong trường hợp Việt Nam phản kích lại khi bị Đài Loan tấn công ở đảo Ba Bình, Trung Quốc sẽ lập tức nhảy vào. Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc này còn cho rằng có Trung Quốc hậu thuẫn đằng sau, Việt Nam “sẽ không dám làm gì Đài Loan” ở Trường Sa (?!). (Theo giaoduc.net.vn) |
MINH CƯỜNG thực hiện