Trung Quốc ra luật Đối ngoại, chống các hành vi 'bắt nạt' từ nước ngoài

(PLO)- Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Đối ngoại, cung cấp cơ sở pháp lý để Bắc Kinh thực hiện quyền hợp pháp chống các hành vi “bắt nạt" từ nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-6, Quốc hội Trung Quốc (TQ) đã thông qua Luật Đối ngoại, lấp đầy khoảng trống về pháp lý của nước này trong các vấn đề liên quan đến đối ngoại trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7.

Theo đài CGTN, luật này được chia thành sáu chương, chủ yếu tập trung vào các chính sách lớn, tư tưởng chỉ đạo, mục đích, nguyên tắc, nhiệm vụ và mục tiêu của các hoạt động đối ngoại của đất nước.

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương đảng Cộng sản TQ Vương Nghị. Ảnh: REUTERS

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương đảng Cộng sản TQ Vương Nghị. Ảnh: REUTERS

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản TQ Vương Nghị cho rằng luật đưa ra các quy định chung cho sự phát triển quan hệ đối ngoại của TQ.

“Luật rõ ràng phản đối mọi chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, đồng thời chống lại mọi chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và các hành vi bắt nạt đối với TQ" - tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời ông Vương nói.

Luật này được coi là cần thiết vì trước đây không có luật cụ thể nào nhắm vào các lệnh trừng phạt và hạn chế không công bằng của nước ngoài, theo CGTN.

Trích dẫn Điều 4 của Luật Đối ngoại, ông Quắc Chính Hân - GS luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật TQ - lưu ý rằng luật này cho thấy quyết tâm vững chắc của TQ trong việc duy trì hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc là trung tâm và trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền.

Theo giới chuyên gia, Luật Đối ngoại đề ra các nguyên tắc đối phó và các biện pháp hạn chế đối với các hành vi đe dọa chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế hoặc các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế, từ đó thiết lập khuôn khổ pháp lý cơ bản cho việc áp dụng pháp luật ngoài lãnh thổ TQ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm