Trước đó CNNC đã ký kết hai hợp đồng cung cấp các lò phản ứng với công suất đạt gần 1000 MW cho đối tác nước ngoài, theo đại diện của công ty cho hay.
Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, đại diện của công ty khẳng định: “Giai đoạn hoạt động của dự án thí điểm dành cho nhà máy sẽ được tiến hành vào ngày 7-5 cùng với việc khởi công xây dựng một đơn vị nhà máy năng lượng hạt nhân thứ 5 tại tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc”.
Nhà máy hạt nhân Trung Quốc nhìn từ bên trong
Chủ tịch CNNC Qian Zhimin trả lời phóng viên hãng tin TASS tại cuộc họp báo: "Hơn 20 quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm của họ tới các lò phản ứng ACP1000. Trong vòng một hoặc hai tháng, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt mời các công ty sản xuất năng lượng và các quan chức từ các nước khác nhau quan tâm đến dự án này. Hiện nay chúng tôi đang tích cực hợp tác với một số công ty của Nga, bao gồm cả Rosatom. Bây giờ xu hướng chung (đối với doanh nghiệp Trung Quốc) được thành lập là để hợp tác với các đối tác nước ngoài. Trung Quốc và các công ty sẽ tìm cách tăng cường hợp tác với Nga để thúc đẩy công nghệ hạt nhân tiên tiến trên thế giới ", ông cho hay.
Ông Zhimin ghi nhận rằng, cho đến nay CNNC đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp ACP1000 với Pakistan và Argentina: "Chi phí của một ACP1000 có thể thay đổi tùy thuộc vào các giao dịch cụ thể, nhưng nó nằm trong khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (4,9 tỷ đô la),".
ACP1000 là một lò phản ứng nước áp lực, là thế hệ tiếp nối của dòng CNP - lò phản ứng hạt nhân tự thiết kế đầu tiên của Trung Quốc, được xây dựng bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ của Pháp.