Cùng với cả nước, hàng triệu học sinh (HS) trên địa bàn thành phố (TP) đã sẵn sàng đón năm học mới. Tuy nhiên, như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, hàng ngàn HS tại TP.HCM vẫn tiếp tục đón năm học mới trong cảnh trường lớp tối tăm, xuống cấp… Đáng nói, tình trạng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, đến nỗi ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, phải thốt lên: “Chúng tôi cũng rất bức xúc!”.
Áp lực trường lớp thiếu, xuống cấp
. PV:Đến thời điểm này, tình hình chuẩn bị năm học mới về vấn đề cơ sở vật chất, trường lớp của ngành giáo dục TP thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đối với các quận, huyện vùng ven, ngoại thành, nơi có dân số cơ học tăng lên mỗi năm, Sở vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả con em ở TP, kể cả việc xã hội hóa ở những trường ngoài công lập. Tuy nhiên, điều này cũng gây áp lực rất lớn cho ngành, sĩ số HS chưa được như ý muốn, nhất là ở khối mầm non và tiểu học, gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và HS, như ở quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, quận 12, quận 9… Năm nào chúng tôi cũng đi khảo sát và thấy rằng sĩ số HS vẫn còn là bài toán lớn, như tiểu học không thể có sĩ số 35 HS/lớp nhưng các quận cũng đã cố gắng bố trí đủ chỗ học cho các em.
Cô trò Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 đang tập văn nghệ trên tầng 6. Đây cũng là nơi duy nhất hội họp, sân chơi, tập thể dục… của trường hàng chục năm qua. Ảnh: PHẠM ANH
. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện TP vẫn còn nhiều trường học cũ đã chờ hàng chục năm vẫn chưa được xây mới. HS phải học trong môi trường xuống cấp, tạm bợ...
+ Do chưa có thống kê rõ ràng nên chúng tôi chưa nắm được chính xác tình hình cụ thể từng trường hợp và số lượng bao nhiêu. Tuy nhiên, tôi cho rằng không có nhiều trường hợp như thế, chỉ một vài nơi thôi. Nó liên quan đến nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng; ghi vốn; sử dụng kho bãi, cây cối, đất đai của các cơ quan liên quan… khiến các công trình xây dựng trường học bị ảnh hưởng. Kế hoạch xây trường có từ sớm, thủ tục dự án làm rất nhanh, được hỗ trợ bởi sở, ngành rất tốt nhưng vì các vướng mắc như trên nên chưa khởi công như quận 8, 7, 5, 12… Sở cũng đã tham mưu để lãnh đạo TP xem xét nhưng vẫn rất chậm.
Có đất mà không xây được, quá phí!
. Tại sao trong quy hoạch mạng lưới trường lớp hằng năm, Sở không ưu tiên cho những trường hợp này mà để kéo dài hàng chục năm gây nhiều thiệt thòi cho HS, thưa ông?
+ Thực ra, hằng năm Sở đều rất lưu ý vấn đề này. Sở cũng đã kiến nghị nhiều lần vì đề án xây dựng đã sẵn sàng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề chỉ thuộc tầm quyết định của Sở Giáo dục mà thuộc nhiều bên liên quan nữa. Chúng tôi vẫn cùng với quận, huyện tiếp tục khẩn trương kiến nghị và đốc thúc để làm sao UBND TP yêu cầu các cơ quan liên quan bàn giao đất, giải quyết kịp thời chứ để không như vậy uổng phí quá! Bản thân tôi cũng rất bức xúc khi có những trường hợp như vậy, không chỉ là phí phạm mà còn không đảm bảo chỗ học cho con em, chưa kể không đảm bảo chất lượng dạy và học.
. Trong khi chờ có hướng giải quyết, Sở đã có phương án gì để đảm bảo dạy và học cho HS ở những khu vực này?
+ Chúng tôi đang phối hợp với các quận, huyện chuẩn bị hội nghị sơ kết Chỉ thị 02 của UBND TP từ năm 2003 về quy hoạch mạng lưới trường lớp mới có tổng hợp và báo cáo cụ thể để tháo gỡ vướng mắc. Hội nghị sẽ do Thường trực UBND TP chủ trì, dự kiến tổ chức trong tháng 9 tới.
Chúng tôi cũng chỉ đạo các quận, huyện liên quan phải đảm bảo đủ chỗ học để các em học tạm thời một thời gian rồi sẽ chuyển đến trường mới. Các cơ sở giáo dục tùy điều kiện của mình tổ chức giảng dạy, tạo môi trường học tập tốt nhất có thể để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh.
. Xin cám ơn ông.
1.500 tỉ đồng xây trường mới Tại buổi làm việc mới đây với tổ liên ngành, các ban quản lý xây dựng 24 quận, huyện về quy hoạch mạng lưới trường lớp, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận chỉ đạo các quận, huyện tập trung hơn nữa về xây dựng trường lớp, nhằm đảm bảo các điều kiện, dự án xây dựng trường học cho năm học mới, đồng thời vẫn đảm bảo tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. TP cũng đã ban hành quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng với tổng số vốn hơn 15.000 tỉ đồng, trong đó ngành giáo dục được cấp hơn 1.500 tỉ đồng để triển khai xây dựng gần 170 dự án mới với 3.710 phòng học (tính dồn cả những dự án còn tồn đọng từ năm học 2012-2013). Hiện TP có 18 trường đã khánh thành kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới, nhiều công trình đang tiếp tục xây dựng. Ngoài ra, còn nhiều công trình đang gặp các vướng mắc như đền bù, giải tỏa, kinh phí… nên không thể khởi công (như Gò Vấp có hai trường, quận 5 một trường, quận 8 hai trường…). Các quận, huyện có báo cáo lên nhưng do đây là thời điểm “nhạy cảm” bước vào năm học mới nên chúng tôi không thể thông tin cụ thể vấn đề này vì sợ làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh HS. Một cán bộ phụ trách xây dựng trường lớp của |
PHẠM ANH