Từ ngày 15-4, thí điểm chạy tàu ngoại ô Sài Gòn - Dĩ An

Theo đó, trước mắt sẽ kéo theo sau các đoàn tàu trung chuyển khách từ ga Sài Gòn lên Dĩ An và ngược lại sẽ có thêm hai toa hành khách có ghế ngồi mềm máy lạnh và một toa hành lý dành cho khách đi các ga ngoại ô Gò Vấp, Bình Triệu, Sóng Thần và Dĩ An. “Sức chở hai toa là 128 chỗ và qua khảo sát thì nhu cầu đi lại bằng các loại phương tiện từ nội đô ra các vùng ngoại ô TP.HCM và đến các tỉnh giáp ranh Bình Dương, Đồng Nai khoảng 20.000 hành khách/ngày. Do đó, khi lượng khách đi tàu ngoại ô tăng lên thì chúng tôi sẽ nối thêm toa!” - ông Tuấn cho biết.

Các đường ngang có gác chắn ở 22 điểm nằm trong nội đô TP.HCM vẫn được duy trì hoạt động nhằm bảo đảm an toàn đường sắt, đường bộ

Giá vé gồm hai loại: Giá cho hành khách đi suốt tuyến (đến ba ga trở lên): 10.000 đồng/hành khách/lượt; nửa tuyến (đến hai ga trở xuống): 5.000 đồng/hành khách/lượt (Giá vé đã bao gồm bảo hiểm, thuế VAT, trẻ em dưới sáu tuổi được miễn vé.

Hành khách mang theo xe đạp, xe đạp điện, xe máy sẽ được vận chuyển miễn phí. Riêng xe máy chỉ nhận chở đi đến các ga Sài Gòn, Sóng Thần, Dĩ An và trước khi bốc lên toa phải rút hết xăng (tiền bốc xếp lên toa ở hai đầu lên - xuống là 5.000 đồng/xe).

Theo ông Tuấn, thời gian chạy tàu từ ga Hòa Hưng lên Dĩ An trung bình là 40 phút (đi xe máy là 1 giờ 30 phút). Các đoàn tàu trung chuyển có kéo thêm toa ngoại ô sẽ dừng ở các ga Gò Vấp, Bình Triệu chừng 1 phút, riêng Sóng Thần là 3 phút. “Thời gian dừng tàu ngắn nhưng chúng tôi bảo đảm chỉ sau khi khách lên xuống an toàn mới cho tàu chạy tiếp!”- ông Tuấn cho biết.

PLO đặt vấn đề hiện chỉ ở ga Hòa Hưng có ke ga bằng với mặt sàn tàu, còn các ga khác thì sàn tàu và mặt đất làm ke ga cách nhau cả mét nên khách lên xuống tàu rất khó, thiếu an toàn. Ông Tuấn cho biết hiện chỉ có ga Hà Nội và Sài Gòn có ke ga bằng mặt sàn tàu. Toàn bộ ga khác chưa thể làm được như thế vì ngành đường sắt còn thiếu kinh phí.  

Theo ông Tuấn, thời gian thí điểm đoàn tàu ngoại ô Sài Gòn - Dĩ An là đến hết 30-6-2016. Sau khi cầu Ghềnh mới làm xong sẽ có thể thí điểm đoàn tàu riêng Sài Gòn - Biên Hòa và ngược lại.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, sau vụ sập cầu Ghềnh ngày 20-3, hiện mỗi ngày có 22 đoàn tàu trung chuyển hành khách từ ga Hòa Hưng lên ga Dĩ An để chuyển tiếp sang ô tô đến ga Biên Hòa đi các đoàn tàu Bắc-Nam. Nên việc nối thêm ba toa tàu ngoại ô vào sáu đoàn tàu trung chuyển trên sẽ không ảnh hưởng đến lưu thông đường bộ và đường sắt. “26 đườnng ngang, với 22 điểm giao cắt có chắn và người gác vẫn được duy trì hoạt động bình thường để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ!” - ông Minh cho biết.

Cũng theo ông Minh, hiện Sở GTVT đang triển khai kết nối các tuyến xe buýt với tàu lửa tại các ga Bình Triệu, Gò Vấp.

Chỉ có ke ga của ga Sài Gòn bằng mặt với sàn tàu 

… các ga khác, ke ga và sàn tàu cách nhau cả mét nên khách lên xuống tàu sẽ rất khó khăn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới