Từ vụ bà Phương Hằng: Giới hạn nào của quyền tự do ngôn luận?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt là hồi chuông cảnh tỉnh cho đa số người dùng mạng xã hội hiện nay.

Từ đơn t cáo cca sĩ Vy Oanh

Ngày 27-3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có thông báo gửi bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sĩ Vy Oanh, ngụ quận 12, TP.HCM) về việc phục hồi giải quyết tin báo tố giác tội phạm.

Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận được tố giác của bà Oanh về việc bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, ngụ quận 1, TP.HCM) đã sử dụng mạng xã hội để nhiều lần tổ chức livestream (phát trực tiếp) qua mạng Internet thực hiện hành vi vu khống, làm nhục người khác và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tiến hành giải quyết tố giác tội phạm nêu trên và hiện đã ra quyết định phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Phương Hằng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS.

Vụ việc này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho đa số người dùng mạng xã hội hiện nay. Từng có nhiều người thản nhiên lên mạng xúc phạm đời tư, lên án một ai đó… mà không biết rằng mình đang đi quá giới hạn mà pháp luật cho phép để rồi phải gánh hậu quả pháp lý không mong muốn xảy ra.

Không chỉ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng và nhiều người khác cũng từng bị bà Hằng xúc phạm vô căn cứ suốt thời gian dài.

Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sĩ Vy Oanh) là một trong nhiều người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng

Nhớ lại những tháng ngày dài bị bà Hằng xúc phạm, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chua chát: “Không một ai còn hứng thú hay đủ kiên nhẫn, chịu áp lực trước búa rìu của dư luận. Những người nhẹ dạ, yếu bóng vía, dễ tin… vội vã phán xét, ném đá… khiến lòng tin tan biến. Bản thân Hưng vào thời điểm đó cũng phải thu mình lại để cơ quan chức năng dễ làm việc”.

Vô tư lên mạng chửi người khác

Vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng không phải là duy nhất cho thực trạng một người, một nhóm người tự cho mình cái quyền đứng ra lên án, tố cáo, lăng mạ người khác khi thông tin chưa được kiểm chứng.

Mới hồi đầu tháng 3, NSƯT Thoại Mỹ bị tố “ngó lơ” nghệ sĩ gạo cội Hồng Sáp. Một đoạn clip rất ngắn ghi lại với tiêu đề trên được tung ra, hàng ngàn bình luận rủa xả nhắm vào nữ nghệ sĩ gạo cội: “Bạc bẽo”, “vô ơn”, “có tiền kẻ đón người đưa, không tiền ngó lơ biết ai”…

Chỉ khi hàng loạt nghệ sĩ như NSƯT Kim Tiểu Long, nghệ sĩ Bình Tinh (Trưởng đoàn Huỳnh Long) và cả chính gia đình nghệ sĩ Hồng Sáp cũng đã lên tiếng minh oan, clip mới bị gỡ. Nhưng đến nay, vụ việc vẫn âm ỉ, thỉnh thoảng bị nhắc lại.

Người sống bị chửi, người chết cũng không tha. Vụ việc gia đình ca sĩ Vân Quang Long cầu cứu chính là một ví dụ. Những người liên quan cũng bị vạ lây, vợ cũ của nam ca sĩ bị hơn 20 YouTuber thóa mạ bằng những ngôn từ vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm… Chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm clip được xuất bản, nhắm vào gia đình, vợ cũ, các con còn nhỏ dại và cả ca sĩ đã khuất.

Bị can Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an tối 24-3.

Những vụ việc là những tin đồn thêu dệt, chưa được kiểm chứng đúng sai, những tố cáo từ những tài khoản ảo nhưng cũng có những vụ việc chỉ đơn giản “thích là chửi”. Những ngôn từ xấu xí được các anh hùng bàn phím thỏa sức múa, câu view, câu like. Không chỉ ca sĩ, diễn viên, người của công chúng, mà cả những người bình thường cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của những thị phi.

Trước đó, vào tháng 4-2018, TAND quận 2 (nay là TP Thủ Đức), TP.HCM đã tuyên án buộc ông TQH (giáo viên một trường THPT tại quận 2) phải xin lỗi công khai bà PTBN (đồng nghiệp của ông H) tại nơi làm việc. Đồng thời phải bồi thường 20 triệu đồng do đăng tin sai sự thật trên Facebook.

Cụ thể, ông H đã lên mạng xã hội Facebook đăng tải nội dung bà N đã làm lộ đề thi môn văn cho học sinh trước kỳ thi giữa học kỳ 2.

 

Êkíp livestream của bà Hằng có phải chịu trách nhiệm?

Trong quá trình điều tra làm rõ hành vi của bà Hằng, cơ quan CSĐT có thể mở rộng vụ án để xem xét những người đã cùng hỗ trợ, có mặt chung với bà Hằng trong các buổi livestream để xem xét phạm tội có tổ chức, có đồng phạm hay không.

Quá trình điều tra cơ quan công an sẽ đánh giá từng thành viên trong êkíp của bà Hằng có mức độ đồng phạm đến đâu, tham gia giúp sức cho bà Hằng nhiều hay ít và vai trò giúp sức của từng người ra sao để từ đó đưa ra kết luận.

Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Luật sư PHẠM MINH TÂM, Đoàn Lut sư TP.HCM

Dòng trạng thái này của ông H đã thu hút được sự tương tác của người dùng mạng xã hội. Bên cạnh đó là những bình luận, ý kiến có nội dung rất phản cảm, thiếu căn cứ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà N.

Vụ việc sau đó được các ngành vào cuộc xác minh và khẳng định không có việc lộ đề thi như thông tin đăng trên Facebook của ông H.

Từ những ví dụ cụ thể trên, chúng ta thấy rằng pháp luật trao cho mỗi cá nhân quyền tự do ngôn luận nhưng không có nghĩa là được thóa mạ người khác vô căn cứ. Những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý; nhẹ thì hành chính, nặng thì hình sự. Pháp luật không loại trừ một ai!•

.........................................

 

Thế giới: Cấm phỉ báng người khác

Tại nhiều quốc gia, người phỉ báng, xúc phạm danh dự hy nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền hay thậm chí bị bắt giam.

Điều 177 BLHS của Thụy Sĩ quy định: Bất kỳ người nào tấn công danh dự của người khác bằng lời nói, văn bản, hình ảnh, cử chỉ hoặc thông qua hành vi gây hấn đều có thể bị phạt tiền hoặc bị tù giam trong vòng nhiều nhất là 90 ngày.

Điều 125 BLHS của Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Người nào có hành vi nhằm phá hoại hoặc tấn công danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm hoặc phạt tiền tùy mức độ.

Tại Thái Lan, theo The Guardian, vào năm 2016, một người đàn ông Thái Lan đã bị phạt 35 năm tù vì đăng những bài viết xúc phạm hoàng gia trên Facebook của mình. Một tòa án quân sự ở thủ đô Bangkok đã kết tội người đàn ông này với 10 tội danh vì tội chủ đích đăng ảnh và video xúc phạm danh dự, nhân phẩm của gia đình hoàng gia trên Facebook. Tòa án phạt người này bảy năm tù cho mỗi tội danh. Tổng cộng người này bị phạt 70 năm tù, song đã được giảm một nửa vì người này chủ động thừa nhận hành vi của mình.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, vào tháng 1-2021, một tòa án cũng ở Thái Lan đã kết án một người phụ nữ 65 tuổi hơn 43 năm tù vì chia sẻ các bài đăng trực tuyến chỉ trích gia đình hoàng gia, mức án phạt nghiêm khắc nhất từ trước đến nay của quốc gia này vì tội xúc phạm chế độ quân chủ. Theo đó, bà Anchan Preelert bị 29 lần vi phạm khi chia sẻ và đăng video xúc phạm gia đình hoàng gia lên YouTube và Facebook từ năm 2014 đến 2015. Bà Anchan ban đầu bị kết án 87 năm tù nhưng vì bà đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình nên tòa đã giảm một nửa mức án này.

Theo BBC, vào ngày 13-9-2011, một người đàn ông ở Berkshire, Anh quốc đã bị bỏ tù vì đăng lên mạng những tin nhắn lăng mạ một nữ sinh sau khi cô ấy tự tử. Sean Duffy, 25 tuổi, đã bị tuyên án 18 tuần tù vì các bài đăng trên mạng xã hội xúc phạm Natasha MacBryde, một thiếu niên sống ở Worcestershire. Anh ta đã nhận tội tại Tòa án sơ thẩm Reading vì có những lời nói khiếm nhã và
xúc phạm.

KHÔI CHƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm