Từ vụ Hàn Ni: Ngưỡng của phát ngôn trên mạng

(PLO)- Chuyện bà Hàn Ni lãnh án dẫu là bài học kinh nghiệm cho nhiều người khi hành xử trên mạng xã hội thì trước hết, đối với người trong cuộc, đó quả là bài học cay đắng khôn lường.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi ai đó tát mình vào má bên phải, thay vì chìa má bên trái để tiếp tục hứng đòn, phản xạ chung của chúng ta thường là ra đòn đánh lại. Nhưng ra đòn để rồi phải lãnh án tù như bị cáo Hàn Ni thì thật là cay đắng.

Tại tòa, bà Hàn Ni và các luật sư của bà cũng như luật sư của ông Trần Văn Sỹ đều cho rằng hành vi của bà Hàn Ni và của ông Sỹ là phản kháng, là mang tính tự vệ trước chuỗi hành vi miệt thị, xúc phạm danh dự của bà Nguyễn Phương Hằng. Bà Hàn Ni bày tỏ trước tòa rằng bà “không nghĩ hành vi của mình đến mức phải xử lý hình sự”.

bà hàn ni
Bị cáo Đặng Thị Hàn Ni bị TAND TP.HCM tuyên phạt 18 tháng tù. Ảnh: HOÀNG GIANG

Trên thực tế, có rt nhiu người đều nghĩ như bà Hàn Ni, cả trong bối cảnh vụ án này và những hành xử nói chung khác. Thậm chí không ít người còn cho rằng “ông đánh tôi trước thì tôi có quyền vác dao chém ông và như thế là tôi không bị tội”. Nói cách khác, không ít người chưa phân biệt được đâu là phòng vệ chính đáng (không phải là tội phạm), đâu là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (phải chịu trách nhiệm hình sự - dĩ nhiên được xem xét là tình tiết giảm nhẹ).

Trở lại phiên xử bà Hàn Ni, trước việc bị cáo “không nghĩ hành vi của mình đến mức phải xử lý hình sự”, đại din VKS cho rng bcáo Hàn Ni có nhn thc sai lm vpháp lut. VKS hỏi: “Ví dụ trường hợp A đánh B thì B có được quyn đánh li A không”; bcáo Hàn Ni đáp: “Bị cáo được quyền chống trả trong giới hạn cho phép”. VKS minh định: “Bị cáo chỉ được phép chống trả trong trường hợp không còn cách nào khác, không còn phương án giải quyết nào khác”.

Phân tích rõ hơn, đại diện VKS cho rằng trong vụ án này các bị cáo luôn lấy nguyên nhân xuất phát từ bà Phương Hằng để dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, như thế là không đúng. Các bị cáo không được đáp trả lại bà Phương Hằng bằng cách phát ngôn, đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của vợ chồng bà Hằng và Công ty Đại Nam. Thay vào đó, các bị cáo có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để giải quyết.

Có lẽ từ phân tích thấu đáo của VKS mà khi nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, bà Hàn Ni đã thành thật nói rằng bà “đã nhận thức sâu sắc hành vi sai trái của mình, tự nhận thấy mình có lỗi và gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người”.

Trong vụ án này, nếu để ý chúng ta sthy có một văn bản luật luôn chi phối cuộc sống hiện đại của chúng ta, nhất là chuyện phát ngôn trong thế giới mạng xã hội: Luật An ninh mạng.

Cáo trạng xác định bị cáo Hàn Ni đã sử dụng tài khoản Facebook và YouTube “Nhà Báo Hàn Ni” để phát buổi ghi hình tiêu đề “Bà Hằng có quyền ngồi xổm trên pháp luật không”, đăng ngày 3-9-2021. Trong đó có bn đon phát ngôn được xác định thuc bí mt cá nhân, bí mt gia đình và đời sng riêng tư, trái quy định ca pháp lut, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng.

Theo chủ tọa phiên tòa, những phát ngôn trên là thông tin cá nhân liên quan đời tư bà Hằng. “Bị cáo Hàn Ni đã căn cứ vào một phần thông tin và nội dung chính trong các bài báo chính thống đã đăng về bà Hằng nhưng không tự kiểm chứng lại để xác định đúng hay sai; không cần hỏi ý kiến và không cần sự đồng ý của bà Hằng; không kiểm tra, không được sự chấp thuận của cơ quan báo chí”.

Từ đó, chủ tọa phiên tòa cho rằng: “Bị cáo Hàn Ni phải nhận thức được hành vi làm lộ bí mật cá nhân của người khác là vi phạm pháp luật, đã được quy định trong Luật An ninh mạng”.

Về mặt lý luận, có lẽ sẽ vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm thế nào là làm lộ bí mật cá nhân của người khác khi những thông tin đó đã được đăng tải trên báo chí chính thống. Song nếu bản án kết tội bị cáo Hàn Ni có hiệu lực pháp luật thì đây có lẽ là “án lệ” cho mỗi cá nhân chúng ta khi quyết định phát ngôn trên mạng xã hội về thông tin đời tư của một ai đó, dù nó đã được đề cập trên các phương tiện truyền thông trước đó. Nó sẽ như một cái rơ-le cảnh báo, giúp chúng ta tự kiểm soát bản thân, kiểm soát những cảm xúc của mình trước khi “đẩy” những cảm xúc đó lên mạng xã hội.

Trong những luận bàn với bạn bè hành nghề luật, nhiều người vẫn nói với nhau rằng giá như cơ quan chức năng có biện pháp xử lý bà Phương Hằng sớm hơn, hữu hiệu hơn thì có lẽ mọi chuyện không đẩy đi quá xa thành hai vụ án hình snhư thế này. Bi bà Hng “đụngrt nhiu người nhưng không phi ai cũng “đủ bn lĩnh thc hành chnhn” để đáp trli bà đúng quy định pháp lut. Và như thế, chuyn bà Hàn Ni lãnh án du là bài hc kinh nghim cho nhiu người khi hành xử trên mạng xã hội thì trước hết, đối với người trong cuộc - bị cáo Hàn Ni, đó qulà bài hc cay đắng khôn lường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm