Một thuở “anh chị” có “số má”
Trong quán cà phê do chính chủ nhân xây dựng nên, trước mặt chúng tôi là người đàn ông từng có một thuở làm nhiều người phải khiếp đảm, đó là Nguyễn Minh Hoàn (SN 1971, xã Lý Nhân, huyện Yên Thành, Nghệ An).
Nhấp từ từ chén trà đặc, chuyện đời đã qua của Hoàn từ từ hiện về. Hoàn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại quê lúa Yên Thành. Gia đình không có điều kiện lại đông anh em nên Hoàn không được may mắn như những người khác. Học cho biết mặt chữ và số, biết cộng trừ nhân chia, hết cấp 2, Hoàn xung phong vào bộ đội. Sau những năm tháng được rèn luyện trong quân ngũ trở về, Hoàn gặp nhiều biến cố trong cuộc đời nên tính tình ngày càng trở nên lì lợm hơn.
Người đàn ông đã từng có một thuở làm nhiều người phải khiếp đảm - Nguyễn Minh Hoàn. |
Sau khi ra quân chẳng được bao lâu, mẹ Hoàn ốm nặng, gia đình đông anh em nhưng hoàn cảnh ai cũng khó khăn nên một mình Hoàn phải lo chạy vạy kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. Một anh lính mới ra quân nhưng không có việc làm, lại có bản tính nóng nảy và có “bản lĩnh”, Hoàn được ông chủ của một công ty chuyên sản xuất phân bón giả đề nghị về làm cho hắn với việc "bảo kê". Biết là việc làm chẳng trong sáng gì nhưng Hoàn vẫn chấp nhận chỉ để có tiền trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho mẹ.
Đứa con có hiếu trở thành một
Hai bên xảy ra ẩu đả, “Hoàn sứt” đuổi được đối thủ song đã làm cho đối thủ bị thương nặng phải nhập viện. Hoàn bị công an bắt giam và nhận bản án 9 tháng tù giam về tội “cố ý gây thương tích”.
Thời điểm đó cũng là lúc vợ Hoàn chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng. Hoàn vào tù, mẹ đau yếu hơn, cha thì chán nản lại sinh ra rượu chè be bét. Vợ Hoàn vừa chăm cha mẹ lại một mình sinh con khiến Hoàn tủi thân trước gia cảnh của mình. Mãn hạ tù, trước cảnh nheo nhóc của gia đình, Hoàn muốn làm giàu nhưng lại bất lực vì không có nghề ngỗng gì nên thân. Hoàn hận mình, hận đời rồi chuyển sang giở thói côn đồ để kiếm tiền.
Tự sắm một chiếc xe đạp để đi bán kem dạo mưu sinh, tuy nhiên cái cách Hoàn kiếm tiền bằng nghề bán kem không giống những người bán kem bình thường khác. Không đạp xe chạy lông rông khắp hang cùng ngõ hẻm để mời chào mua kem, mà Hoàn đi nghênh ngang giữa đường lớn, gặp ai là Hoàn dừng lại ép người mua. Ai không mua Hoàn hăm dọa rồi giở thói côn đồ để bán cho được kem. Có những khi chán đạp xe, Hoàn cố tình lao vào người khác đang đi trên đường để “ăn vạ”. Sau một thời gian kinh doanh bằng cách riêng đó, người đi đường thấy bóng dáng “Hoàn kem” là tránh mặt ngay.
Chán bán kem, Hoàn chuyển sang kiếm tiền bằng cách làm "bảo kê" tại các bến bãi trong huyện. Với cái “mác” đi tù về gã thu nạp hàng chục đàn em dưới trướng để giải quyết mâu thuẫn với bất cứ ai cần, bất cứ việc gì. Trộm cắp, đâm chém đến mở sòng bài, dắt "gái làng chơi",… tiếng tăm của “Hoàn sứt” thời bấy giờ vang khắp cả mấy huyện quanh vùng đó. Rồi Hoàn cũng phải trả giá cho việc làm của mình. Trong một lần tranh cướp địa bàn, Hoàn bị bắt và nhận bản án 4 năm tù giam.
Lần vào tù thứ hai thì cũng là lần vợ Hoàn, chị Nguyễn Thị Hiền sinh đứa con thứ hai. Một tay ôm con, một tay chạy chợ khắp nơi, vừa nuôi con, vừa chăm sóc bố mẹ chồng già yếu chị vẫn thăm nuôi chồng vài tháng một lần.
Rồi cái cảnh vợ Hoàn một tay bồng con, một tay dắt con vào thăm nuôi Hoàn tại trại giam khiến trái tim hắn bắt đầu biết suy nghĩ. Hắn chăm chỉ cải tạo tốt và được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia cảnh nghèo khó túng quẫn, hắn đấu tranh tâm lý giữa làm ăn lương thiện và làm ăn phi pháp. Những ngày tháng trong tù, hai đứa con nheo nhóc gầy gò vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha đã thức tỉnh được con người gã.
Trở về với lương thiện
Thời gian một mình chăm con, chăm cha mẹ khiến vợ Hoàn ngày càng tiều tụy, số tiền ít ỏi tích cóp được chị đưa cả cho chồng và bảo anh làm ăn đàng hoàng. Cầm trong tay một triệu đồng, Hoàn chảy nước mắt rồi quyết chí tu nghiệp. Mấy đời có nghề gia truyền làm thợ rèn, Hoàn mua vật dụng về bắt đầu làm lại cuộc đời bằng nghề rèn.
Cầm tiền vợ đưa cho, Hoàn vào TP Vinh mua vật dụng, gặp mấy người cùng trại giam rủ rê, lôi kéo Hoàn ở lại bảo kê các điểm đen trên thành phố với mức lợi nhuận mờ mắt. Nhưng Hoàn lắc đầu rồi nhanh chóng về quê. Làm thợ rèn cũng có thu nhập nhưng quá vất vả, Hoàn tích cóp được ít vốn liếng mua một chiếc xe máy cà tàng, chuyển qua nghề xe ôm, bỏ mối hàng hóa cho các hàng quán.
Ban đầu người ta cũng không dám nhận vì sợ Hoàn dở thói côn đồ như trước, nhưng thấy Hoàn làm ăn đàng hoàng nên mối làm ăn ngày càng nhiều. Vốn liếng làm ăn được tàm tạm, Hoàn không để các con làm nữa mà cho học hành, còn Hoàn thuê người làm. Mở đại lý phân phối bia hơi, đá lạnh, nhận bao thầu cả một khúc sông, kè bờ làm trang trại chăn thả cá, nuôi vịt và trồng sen. Trên bờ sông gió mát, Hoàn tận dụng mở thêm quán cà phê, tiệm Internet…
Từ hai bàn tay trắng, Hoàn đã gây dựng được một cơ ngơi khiến nhiều người nhìn vào phải mơ ước. Rồi Hoàn gọi đám thanh niên choai choai vô công rồi nghề trong làng đến, tạo công ăn việc làm. Trong số đó có cả những đứa đã từng vào tù ra tội như Hoàn thời thanh niên.
Nói về vợ mình, Hoàn chia sẻ: “Chính vợ tui đã đánh thức được cuộc đời của tui trở về với chính tui. Hai lần vào tù, cả hai lần tự vượt cạn một mình. Hai lần vào tù vợ là người quan tâm mình nhất chứ không phải là đám “đệ tử” hàng ngày kế cận bên mình. Ngày ra trại, hạnh phúc bao nhiêu khi đứng ngoài cổng là vợ và hai đứa con đang chờ tui về…”, anh Hoàn xúc động nói.
Con đầu Nguyễn Minh Hòa sau khi tốt nghiệp THPT sang Vương quốc Anh du học, hoàn thành chương trình đại học. Con thứ hai Nguyễn Quang Vinh cũng hoàn tất thủ tục, chờ ngày bay để sang CHLB Đức làm việc. Con út Nguyễn Thị An Na đang học cấp 2 ở trường chuyên nổi tiếng.
Với Hoàn như thế là hạnh phúc lắm rồi, giờ gần như mọi công việc kinh doanh, anh đều giao cả cho vợ quản lý, thuê người làm còn anh chăm lo dạy dỗ con cái...
Nhiều thanh niên trong địa phương cũng đã nhận ra lầm lỗi từ khi gặp anh. Với mọi người, anh không còn là “
Theo Pháp Luật Việt Nam