Các ứng viên sẽ thi viết trong những kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của vị trí dự tuyển để đánh giá sự chắc chắn, am hiểu trong nghiệp vụ và trong công tác lãnh đạo, quản lý. Sau đó sẽ thi thuyết trình, bảo vệ chương trình hành động của mình.
. Phóng viên: Vì sao số ứng viên dự tuyển chưa nhiều và chưa có “người ngoài”, thưa ông?
Quá trình triển khai, chúng tôi nhận thấy các ứng viên tiềm năng có xu hướng muốn dự tuyển vị trí quản lý, lãnh đạo tại nơi đang công tác. Bởi lẽ với kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về lĩnh vực đó thì họ sẽ có ưu thế rất lớn chiến thắng các ứng viên khác.
Còn việc chưa thu hút được người ngoài Sở tham dự là điều rất đáng tiếc. Chúng tôi càng rất lo khi các ứng viên cũng chưa quen, có thể có áp lực tâm lý đi thi “sợ thua cuộc”. Qua đợt này, chúng tôi sẽ thăm dò, rút kinh nghiệm để sửa đổi phương thức thi tuyển đợt sau hoàn thiện hơn.
. Làm sao để đánh giá công bằng, chính xác năng lực của các ứng viên, thưa ông?
+ Trước hết, chúng tôi quán triệt chủ trương, vận động những cán bộ trong diện quy hoạch (nguồn tại chỗ lẫn nguồn ngoài) tham dự các kỳ thi tuyển lãnh đạo. Phải xác định rõ kỳ thi này không có đậu-rớt, giỏi-dở, người không trúng tuyển là người chưa phù hợp với vị trí đó, còn có thể trong kỳ thi khác - tuyển chọn chức danh khác tương đương thì họ lại xuất sắc trúng tuyển.
Người có số điểm cao nhất vòng thi viết (phần thi kiến thức) chưa chắc dẫn đầu phần thuyết trình “chương trình hành động” (xử lý công việc giả định, giải pháp hoàn thành các mục tiêu trên cương vị lãnh đạo). Quan trọng nhất là đề thi, cơ cấu điểm thi phù hợp để chọn được người đáp ứng được nhu cầu vị trí đó, vì thế phải cân bằng giữa hai tiêu chí, trình độ và năng lực giải quyết công việc thực tiễn.
. Xin cám ơn ông.
Bình Minh thực hiện