Vì sao gọi ‘2 ông 1 bà’ về tích Ông Táo ?

(PLO)-  Nhân ngày 23 tháng Chạp tìm hiểu về điển tích “2 ông 1 bà” tuy có nhiều dị bản khác nhau nhưng cùng nội dung nói về Ông Công, Ông Táo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

PLO xin lược trích bài viết của nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính (1875-1921) và GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.

Bộ đồ cúng hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép trong ngày lễ cúng Ông Táo. Ảnh: G.NGUYỄN

Bộ đồ cúng hai mũ ông, một mũ bà và ba con cá chép trong ngày lễ cúng Ông Táo. Ảnh: G.NGUYỄN

Trong “Việt Nam phong tục”, NXB Văn học, 2014, tác giả Phan Kế Bính viết: “Hai mươi ba tháng chạp là Tết Táo quân. Ta thường cho hôm ấy là ngày vua bếp lên chầu trời. Nguyên ở trong đạo Lão Tử có nói rằng: ngày hai mươi ba tháng chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác của nhân gian.

Lại có sách nói rằng: ngày xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Người vợ về sau lấy được người chồng giàu có. Một hôm cúng đốt mã ngoài sân, có một người vào ăn xin, người đàn bà trông thấy là người chồng cũ của mình, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho.

Người chồng sau biết chuyện, nghi cho vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào đống lửa mà chết. Người chồng cũ cảm tình ân nghĩa, cũng đâm đầu vào đống lửa chết theo. Người chồng sau thương vợ cũng nhảy vào nốt, thế là chết cháy cả ba. Thượng đế thương cho ba người cùng có nghĩa mới phong cho làm vua bếp.

Ta theo hai điển ấy, cho nên cứ đến ngày ấy, thì mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo Quân lên chầu trời”.

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996 ông viết: “Thổ Công là một hình tượng bộ ba. Theo truyền thuyết thì xưa có hai vợ chồng sống không hòa thuận. Vợ bỏ nhà ra đi và lấy một người chồng khá giả. Một hôm có người ăn xin vào nhà, khi mang gạo ra cho, người vợ nhận ra đó là người chồng cũ của mình.

Gần trưa, sợ chồng mới về hiểu lầm, người vợ bảo người chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Chồng mới về vào bếp lấy tro bón ruộng không có, bèn ra đốt đống rơm. Thấy chồng cũ chết trong đống rơm, thương xót quá, người vợ bèn nhảy vào lửa cùng chết. Chồng mới thấy vậy, tuy không hiểu đầu đuôi nhưng vì thương vợ nên cũng nhảy vào lửa cùng chết nốt.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa bèn phong cho cả ba cùng làm Vua Bếp (= Táo Quân, ông Táo, do vậy mà bếp có ba ông đầu râu), trong đó chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, và vợ là Thổ Kì trong coi việc chợ búa”.

Theo Bách khoa mở Wikipedia, thì: "Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) là một vị thần trong tín ngưỡng châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì phải cúng vị thần này. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Một số giả thuyết cho rằng, Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu râu).

Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua Bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn).

Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất. Ảnh tư liệu

Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất. Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất, còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Việc cúng Thổ Công cũng là một vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng 1, 15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác".

Theo nhà "Nam Bộ học", nhà văn Sơn Nam: "Biết rằng ông Táo là sự tích vu vơ, vào thời đại mà bếp điện, bếp gas đang lấn chiếm, nhưng các bà, các cô vào tuổi hơn 40 vẫn cúng kiếng tiễn đưa. Gẫm lại, tuy tốn kém nhưng thỏa mãn tâm hồn, nhớ mẹ hồi xưa từng làm như thế” (Sơn Nam đi và ghi nhớ, NXB Hồng Đức, 2016).

Vì thế chương trình Táo quân của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hay Đài Truyền hình TP.HCM (HTV)... luôn thu hút khán giả ít nhiều gắn liền sự tích Ông Táo.

Một số hình ảnh về "2 ông 1 bà":

2 ông 1 bà: thần đất, thần nhà và vị thần bếp núc.

2 ông 1 bà: thần đất, thần nhà và vị thần bếp núc.

Ông Táo

Ông Táo

Bà Táo

Bà Táo

Ở các vùng nông thôn bà con vẫn còn dùng bếp củi để nấu nướng

Ở các vùng nông thôn bà con vẫn còn dùng bếp củi để nấu nướng

Lễ vật cúng Ông Táo. Ảnh: VH

Lễ vật cúng Ông Táo. Ảnh: VH

Bàn thờ Ông Táo trong mỗi gia đình. Ảnh: GIÁP NGUYỄN

Bàn thờ Ông Táo trong mỗi gia đình. Ảnh: GIÁP NGUYỄN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm