Vì sao lại phải cúng 'cô hồn' ?

Người làm ăn buôn bán, tài xế... cúng cô hồn vào hai ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Tục cúng cô hồn vào tháng 7 lễ Vu Lan là văn hóa tâm linh nên dân gian bày mâm cúng cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa để cầu gia đạo được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Tuy nhiên ngày nay cứ vào ngày 16 tháng 7 âm lịch cho đến hết tháng, tục cúng cô hồn bị biến tướng. "Cô hồn sống" dạo quanh khắp các hẻm cùng ngõ cụt để chờ gia đình nào bày mâm cúng là nhào vô vét tất tần tật khi gia chủ chưa kịp thắp nhang. Hình ảnh biến tướng này ở hầu hết tại TP.HCM.

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7, ngày 15/7 âm lịch

Gia chủ này cẩn thận với những người đi giựt cô hồn - Ảnh tư liệu

Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viết: "Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.

me

Lễ vật cúng cô hồn. Ảnh tư liệu

Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".

Thi nhau hứng tiền cúng cô hồn bằng lồng gà ở Sài Gòn

Mâm cúng có cả đồ chay lẫn đồ mặn. Ảnh Zing 

Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này".

Thi nhau hứng tiền cúng cô hồn bằng lồng gà ở Sài Gòn

Khoảng hơn 20 người chờ, giành tiền và đứng xem một cửa hàng kinh doanh thuốc bắc tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Phùng Hưng, quận 5 rải những xấp tiền lẻ xuống đường chiều muộn ngày 28-8. Ảnh Zing

3-1440834748825

Gia chủ ném cả tiền thật. Ảnh Dân trí

Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.

4-1440834748964
5-1440834749072

Dùng cả ô, vợt để hứng tiền. Ảnh Dân trí

Thi nhau hứng tiền cúng cô hồn bằng lồng gà ở Sài Gòn

Đem ngay cả  sọt để hứng tiền và đựng chiến lợi phẩm. Ảnh Zing

Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Chiều 29-8, một công ty may trên địa bàn quận Phú Nhuận tổ chức cúng cô hồn. Phía ngoài hàng chục người đu hàng rào đợt nhận tiền, đồ cúng.
Việc tổ chức rải tiền trong ngày cúng cô hồn khiến đường phố Sài Gòn hoảng loạn.

Cảnh chờ giật cô hồn gây ùn tắc giao thông. Ảnh NLĐ

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong".

 

Lễ vật cúng cô hồn

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm