Vì sao nguyên tắc cơ bản của hợp đồng lại có nhiều cách hiểu khác nhau?

(PLO)- Theo chuyên gia của Trường ĐH Luật TP.HCM, nguyên tắc thiện chí trung thực trong hợp đồng có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.

Hôm nay (6-12), Trường ĐH Luật TP.HCM (Viện Luật So sánh) tổ chức tọa đàm Pháp luật so sánh trong việc xây dựng chiến lược công bố bài báo quốc tế.

Tọa đàm có mục đích, nội dung chính là tăng cường năng lực công bố quốc tế cho các nhà nghiên cứu Việt Nam bằng cách áp dụng phương pháp pháp luật so sánh, học hỏi kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới. Đánh giá vai trò của pháp luật so sánh trong việc xây dựng chiến lược công bố bài báo quốc tế, thông qua phân tích và so sánh các quy định pháp lý đặc trưng từ hệ thống thông luật, dân luật, và hệ thống pháp luật quốc tế.

Từ đó, hỗ trợ hoạt động xuất bản học thuật, đồng thời thúc đẩy hội nhập học thuật quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Diễn giả của tọa đàm là GS Marie Goré (Viện trưởng Viện Luật So sánh, Đại học Paris 2) trình bày về phương pháp nghiên cứu pháp luật so sánh và kinh nghiệm công bố quốc tế và TS Nguyễn Thái Cường (phụ trách Viện luật So sánh, Trường ĐH Luật TP.HCM) trình bày đề dẫn về tham luận về phương pháp phân tích pháp luật so sánh thông qua những trường hợp cụ thể.

GS.TS Đỗ Văn Đại (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM) chủ trì tọa đàm. Ảnh: UL
TS Nguyễn Thái Cường (phụ trách Viện Luật So sánh, Trường ĐH Luật TP.HCM) trình bày tại tọa đàm. Ảnh: YC

Tại tọa đàm, TS Cường cho rằng nguyên tắc thiện chí trung thực trong hợp đồng có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.

Để cụ thể hơn, TS Cường đưa ra ví dụ về nguyên tắc thiện chí trung thực tại sao lại có nhiều cách hiểu khác nhau trong Luật So sánh?

Theo ông Cường, các nguyên tắc cơ bản hợp đồng (như nguyên tắc thiện chí trung thực) có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau do nhiều yếu tố phức tạp. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, việc hiểu và áp dụng hợp đồng thường dựa trên văn bản pháp luật cụ thể và các quy định của BLDS. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật hợp đồng có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau từ đó phát sinh những tranh chấp.

Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: YC

"Còn trong hệ thống pháp luật Pháp, việc hiểu hợp đồng thường dựa trên các nguyên tắc chung của BLDS Pháp. Tuy nhiên, sự phức tạp của các giao dịch thương mại quốc tế và sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau", ông Cường nói...

Tại tọa đàm GS.TS Đỗ Văn Đại (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM) đánh giá cao vai trò của GS. Marie Goré và đề xuất giải pháp hợp tác học thuật quốc tế trong tương lai. Ông cũng đề xuất đề án nghiên cứu một tác phẩm tập hợp các nghiên cứu pháp luật so sánh giữa Viện Luật So sánh và các đối tác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới