Kinh tế thế giới 2015: Ai thắng, ai thua?

Năm 2015 là một năm đầy thất vọng đối với sự phát triển toàn cầu sau khi các số liệu được công bố.
Nhìn chung, các quốc gia phát triển "im lặng" khi ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế để tăng tính thanh khoản, giá dầu tiếp tục giảm và tỉ lệ lạm phát không có sự lay chuyển.

Năm 2015 cũng là năm các quốc gia tăng trưởng với tốc độ khá chênh lệch. Trong khi giá hàng hóa sụt giảm gây ảnh hưởng đến thị trường Nga và Brazil thì các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ và Việt Nam lại có những dấu hiệu đáng ngạc nhiên. 

Đối với các nước phát triển, sự tăng trưởng trong thị trường lao động tại Mỹ đã khiến Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt chính sách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2006. Ngược lại, nước láng giềng Canada lại đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng.

 Năm 2015 là một năm đầy thất vọng đối với sự phát triển toàn cầu sau khi các số liệu được công bố. Ảnh: Bloomberg

Năm 2015 đang khép lại, sau đây là những phân tích về "kẻ thắng, người thua" tiêu biểu.
Tăng trưởng phân cực
Trong số những nước phát triển, các nước nhỏ ở châu Âu lại có nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất. Kinh tế Ireland tăng tưởng với GDP 7% trong quý III-2015, nhanh hơn cả Trung Quốc và bỏ xa khu vực đồng euro với 1,6% trong cùng kỳ.
Trái lại, bức tranh kinh tế Phần Lan ảm đạm hơn nhiều. Nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất giấy và những mặt hàng điện tử tiêu dùng gặp khó khăn. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Nga cũng giảm đi.
Đối với các quốc gia đang phát triển, nhiều nước đã nổi lên trong đó tiêu biểu là Việt Nam, Tanzania và Trung Quốc. Bất chấp sự bốc hơi của gần 5.000 tỉ USD khỏi thị trường chứng khoán và tốc độ phát triển thấp nhất trong vòng 25 năm qua, GDP của Trung Quốc vẫn duy trì ở con số vững chắc so với các thị trường đang phát triển khác. Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng ngoài kỳ vọng trong quý III với GDP đạt 7,4%, sau đà tăng trưởng với 7% trong quý II.
Về phần Nga, nước này đang trên đà lao dốc lâu nhất trong hai thập niên trở lại đây, phần lớn do giá dầu giảm trong khi kinh tế Brazil "gặp hạn" do hàng hóa giảm giá, bất ổn chính trị, bê bối tham nhũng và thâm hụt ngân sách. Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) cảnh báo Brazil rõ ràng đang sa lầy vào một cuộc khủng hoảng.
Một nền kinh tế đáng chú ý vì vắng mặt trong danh sách công bố GDP năm nay là Venezuela. Nguyên nhân là do ngân hàng trung ương nước này chưa nộp báo cáo GDP năm 2015.

Trường hợp đặc biệt khác là Nhật. Nước này được xướng danh khen ngợi vì đã tránh được khủng hoảng. Số liệu báo cáo cho thấy GDP của Nhật tăng trong quý III thay vì sụt giảm như được dự báo trước đó. 

Điều đó có nghĩa là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tránh được một cuộc khủng hoảng kinh tế thứ hai trong ba năm gần đây. Một số nhà kinh tế học cho rằng kinh tế Nhật Bản đang trên đà cải thiện, bất chấp các thách thức còn tồn đọng.

Biến động tỉ lệ thất nghiệp 
Bên cạnh dữ liệu tăng trưởng GDP, dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp trên toàn cầu cũng cho thấy những khác biệt đáng kể. 

Những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất là Nhật Bản, Thụy Sĩ, Thái Lan và Singapore. Trái lại, các nước Tây Âu đang vẫn đối mặt trước vấn đề tỉ lệ thất nghiệp cao. 

Tỉ lệ thất nghiệp hai con số ở một số quốc gia như Hy Lạp và Tây Ban Nha đã đặt ra nhiều thách thức cho các nước này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm