Sự tăng trưởng lớn nhất trong bảng xếp hạng thuộc về Campuchia với mức tăng trưởng đạt 30,4%. Tuy nhiên, Campuchia cũng chỉ có duy nhất một ngân hàng là ACLEDA lọt vào bảng xếp hạng. Campuchia cũng chỉ chiếm 0,1% trong tổng số tài sản ngân hàng của bảng xếp hạng, giảm so với 0,19% cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, có đến 19 ngân hàng Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng, mức tăng trưởng đạt thứ hai trong bảng xếp hạng với 15.66%. Mặc dù chỉ đóng góp 7,46% tổng số tài sản trên bảng xếp hạng, con số này đã có sự cải thiện so với 6.2 % cùng kỳ năm ngoái.
Có đến 19 ngân hàng Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng, mức tăng trưởng đạt thứ hai trong bảng xếp hạng với 15.66%. Ảnh minh họa
Bảng xếp hạng được chiếm lĩnh áp đảo bởi ngân hàng tại các nước như Malaysia, Singapore và Thái Lan. Cả ba nắm giữ gần ba phần tư tổng số tài sản ngân hàng của bảng xếp hạng.
Tăng trưởng không đồng nghĩa với lợi nhuận. Với lợi nhuận tổng hợp về tài sản là 0,8% và lợi nhuận trên vốn là 12,19%, Việt Nam vẫn nằm ở vị trí cuối bảng của ASEAN về thứ hạng lợi nhuận. Thay vào đó, đứng đầu về lợi nhuận là Indonesia với chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là 2,7% và lợi nhuận trên vốn (ROC) là 25,31%.
Ngân hàng của Việt Nam đứng đầu về tăng trưởng tài sản, với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đứng đầu với mức tăng trưởng 35,02%. Tiếp theo là đối thủ cạnh tranh địa phương Ngân hàng TMCP Sài Gòn với 34,22% và Ngân hàng Shinhan Việt Nam với 33,32%.
Nhiều ngân hàng Việt Nam tăng hạng trên bảng xếp hạng 100 ngân hàng Đông Nam Á. (Ảnh: The Banker)
Nikkei đánh giá các ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Ngoài sự tăng trưởng nhanh và ổn định, mức độ tiếp cận các ngân hàng tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực. Chỉ có 30,86% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng vào năm 2014, theo Nikkei.
Tuy nhiên, khi các ngân hàng Việt Nam dù mở rộng hoạt động của mình vẫn không tăng vốn với một tốc độ tương ứng. Ngân hàng Việt Nam có sự gia tăng khiêm tốn với 4,54% trong vốn cấp 1, thứ hạng thấp nhất trong số các nước được so sánh.
Mặc dù các ngân hàng địa phương nằm trong nhóm đem lại lợi nhuận thấp nhất trong bảng xếp hạng, tình hình này đang được cải thiện. Các ngân hàng Việt Nam đã tăng 6% lợi nhuận trước thuế. Nikkei đánh giá đây là sự tăng trưởng lớn hơn bất kỳ nước nào khác, ngoại trừ Singapore, nơi có lợi nhuận tăng 10,91%.
Các công ty của Indonesia thống trị các bảng lợi nhuận, với ngân hàng Rakyat Indonesia tự hào có mức ROA và ROC cao nhất trong bảng xếp hạng. Các ngân hàng Indonesia duy trì được mức lợi nhuận cao, đồng thời đăng tải tăng vốn cấp 1 cao nhất trong bảng xếp hạng. Đối với tất cả ngân hàng của Indonesia trong bảng xếp hạng, vốn cấp 1 tăng 11,93%, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trừ Campuchia, nơi có ngân hàng cho vay duy nhất, ACLEDA Bank, tăng nguồn vốn của mình lên 22,29%.