Võ Minh Lâm hóa thân Nguyễn Nhật Ánh kể chuyện 'Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ'

(PLO)- Bên cạnh việc "diễn như không diễn" của bốn diễn viên nhí thì sự góp mặt của Võ Minh Lâm đã giúp vở "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" được đông đảo khán giả đón nhận.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhân dịp quốc tế thiếu nhi 1-6, Sân khấu kịch Hồng Hạc chính thức công diễn vở Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh do Võ Cẩm Tiên đạo diễn.

Dàn diễn viên trong vở "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ". Ảnh: HÀ NGUYỄN

Dàn diễn viên trong vở "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ". Ảnh: HÀ NGUYỄN

Bất ngờ diễn xuất của bốn diễn viên nhí

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một tác phẩm quen thuộc đối với đa số khán giả yêu thích nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Tác phẩm gồm những câu chuyện nhỏ xoay xung quanh bốn đứa trẻ trong cùng một khu xóm là con Tủn, con Tí sún, thằng Hải cò và thằng cu Mùi.

Bốn diễn viên nhí của vở kịch

Bốn diễn viên nhí của vở kịch

Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi với hình thức kể của "thằng cu Mùi" lúc bé và nhận xét, đánh giá của Mùi khi đã trưởng thành.

Song song đó, còn có sự xuất hiện của phụ huynh và những câu chuyện dở khóc dở cười khiến những đứa trẻ như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.

Dưới sự dẫn chuyện của Võ Minh Lâm (cu Mùi lúc lớn) từng câu chuyện đã được tái hiện trên sân khấu. Đó là cảnh bị ba mẹ bắt phạt, việc chăm chỉ học tập và nhận thấy lợi ích của việc học sinh giỏi, phiên toà phán tội cha mẹ…

Những câu chuyện trong tuổi thơ được tái hiện trên sân khấu

Những câu chuyện trong tuổi thơ được tái hiện trên sân khấu

Bốn diễn viên nhí gồm Khang An (cu Mùi lúc bé), Minh Khôi (Hải Cò), Tuệ Nhi (Tí Sún) và Hà Anh (Tủn) đã cho thấy sự duyên dáng, ngây thơ "diễn như không diễn" trong lần đầu tiên đứng trên một sân khấu lớn.

Ấn tượng với khán giả là một Minh Khôi (Hải Cò) rất tự tin làm chủ được sân khấu. Trong từng phân đoạn như bàn luận đào kho báu trong vườn nhà hay kể tội ba mẹ… diễn xuất của Minh Khôi cho thấy một sự lém lỉnh, đầy tinh nghịch.

Phân đoạn Mùi chia tay Tí sún

Phân đoạn Mùi chia tay Tí sún

Trong vai Mùi, nhân vật chính của vở, cậu bé Khang An cũng khiến khán giả bất ngờ bởi sự tự tin của bản thân, từng phân đoạn được cậu thể hiện rất hồn nhiên.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lặng lẽ theo dõi vở diễn

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lặng lẽ theo dõi vở diễn

Thậm chí, trong một phân cảnh Khang An đã bật cười liên tục với các bạn diễn và bỏ hết một đoạn thoại nhưng cậu bé vẫn tự tin vẫy tay chào khán giả để đi vào cánh gà.

"Các bé 8 tuổi nhập vai nhân vật 8 tuổi, các bé đóng chính mình nên diễn rất tự nhiên. Diễn kịch mà như đang rong chơi, đang đùa nghịch với bạn bè. Tất nhiên, có vai trò rất lớn của đạo diễn và người chỉ đạo nghệ thuật.

Tác phẩm này rất khó chuyển thể (sân khấu lẫn điện ảnh). Hôm qua, tôi tò mò không biết Hồng Hạc làm như thế nào. Và tôi nghĩ làm được như vậy là giỏi rồi.

Tôi quan sát thấy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng thích. Đúng là vở kịch này không chỉ dành cho trẻ em mà còn dành cho những ai từng là trẻ em.

Chỉ tiếc là đài từ của các bé một số chỗ tôi nghe không rõ. Không biết các cháu còn bé quá hay tại tôi ngồi trên lầu hơi xa" - nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Chia sẻ với PLO, đạo diễn Việt Linh nhận xét bốn diễn viên nhí đều diễn tròn vai. Các em được chọn trong số 60 học sinh của một lớp 2 tại trường Wellspring.

"Việc tập luyện được thực hiện sau mỗi giờ học trong suốt hai tháng, đạo diễn Cẩm Tiên sẽ đến nhà tập luyện với từng em. Vào thứ 7 hằng tuần, các em sẽ tập luyện cùng người lớn và âm nhạc.

Dù vẫn còn mắc lỗi, nhưng các em làm cho chúng tôi biết rằng trẻ con rất tự tin và có nhiều tiềm năng. Tôi muốn tất cả mọi người thấy được điều đó, và chúng ta nên khai thác" - đạo diễn Việt Linh cho biết.

Trò "ngắm trăng qua thau nước" được kể trên sân khấu

Trò "ngắm trăng qua thau nước" được kể trên sân khấu

Võ Minh Lâm thử thách chính mình

Trong vở Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Võ Minh Lâm đã hoá thân thành nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhớ về những kỷ niệm mà bản thân đã trải qua.

Nói về vai diễn mới, Võ Minh Lâm cho biết ban đầu bản thân đã định từ chối lời mời của đạo diễn Việt Linh vì "chưa bao giờ diễn dạng vai này" và "sở trường là ca chứ không phải nói".

Võ Minh Lâm (Mùi đã lớn) và Tí Sún đã trưởng thành

Võ Minh Lâm (Mùi đã lớn) và Tí Sún đã trưởng thành

Nhưng được sự động viên, tin tưởng của nữ đạo diễn anh đã nhận vai diễn này và phải đặt báo thức vào 4h sáng hằng ngày để học thuộc thoại.

“Nhiều khi ngồi học cũng không được nên Lâm phải vừa đi bộ vừa học và học liên tục để thấm những lời văn, cảm nhận hết tình cảm cũng như con chữ nhà văn, tác giả, đạo diễn muốn gửi gắm vào đó”- Võ Minh Lâm chia sẻ.

Tuy nhiên, Võ Minh Lâm cũng cho rằng một người chuyên ca như mình mà cho nói từ đầu đến cuối không phải là điều đơn giản.

"Vì khi ca mình phải trình thức, cường điệu lên, còn qua kịch nói Lâm phải bỏ hết mọi thứ và mình phải trở về với cuộc sống rất đời rất thực. Lâm không thể nào nói đều một tông được mà phải cảm xúc lúc trầm lúc bổng để làm sao khán giả không trôi tuột cảm xúc và mình phải cuốn khán giả theo với mình” – nam nghệ sĩ trải lòng.

"Vì khi ca mình phải trình thức, cường điệu lên, còn qua kịch nói Lâm phải bỏ hết mọi thứ và mình phải trở về với cuộc sống rất đời rất thực. Lâm không thể nào nói đều một tông được mà phải cảm xúc lúc trầm lúc bổng để làm sao khán giả không trôi tuột cảm xúc và mình phải cuốn khán giả theo với mình” – nam nghệ sĩ trải lòng.

Và Võ Minh Lâm đã không khiến khán giả cũng như mọi người thất vọng, trong hình ảnh một chàng trai viết luận án với chiếc kính cận cùng giọng nói trầm ấm, anh đã đưa khán giả qua từng phân đoạn với từng câu chuyện tưởng chừng "lạ" nhưng đầy "quen thuộc".

Gần 3 tiếng đồng hồ, khán giả như đang lật trang sách đọc và xem từng thước phim. Mà nơi đó, có lẽ họ như thấy mình cùng những câu chuyện buồn vui của tuổi thơ hay trò chơi dân gian mà bản thân đã trải qua.

Lần đầu tiên đảm nhận vai chỉ "toàn nói" nhưng Võ Minh Lâm không khiến mọi người thất vọng

Lần đầu tiên đảm nhận vai chỉ "toàn nói" nhưng Võ Minh Lâm không khiến mọi người thất vọng

Dù không ít khó khăn và tất cả đều là "lần đầu tiên" nhưng từng tiếng cười, tràng vỗ tay hay những phút lắng đọng đủ để thấy được rằng các diễn viên đã chinh phục được phụ huynh và các em thiếu nhi.

Vở diễn được đông đảo phụ huynh và thiếu nhi đón nhận

Vở diễn được đông đảo phụ huynh và thiếu nhi đón nhận

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tác phẩm văn học thứ 3 được đạo diễn Việt Linh chuyển thể sang kịch nói và cũng tác phẩm khó nhất đối với nữ đạo diễn.

"Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có tinh thần người lớn đọc cũng được trẻ con đọc cũng được.

Tôi như một người đi trên dây để làm sao mình có thể đáp ứng được tiêu chỉ này mà vẫn có thể đáp ứng được tiêu chí kia. Không thể trở thành một vở kịch nhí nhố vui vẻ quá của trẻ em mà cũng không thể là một vở kịch luận đề của người lớn thành ra cái đó đối với tôi cực kỳ khó khăn" - đạo diễn Việt Linh bày tỏ.

Đạo diễn Việt Linh cũng cho biết vở diễn sẽ trở lại vào ngày 5-7.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm