Vụ 'bán đất không bán mai': Người bán đất cho ông Nguyên lên tiếng

(PLO)- Cái lệ xưa nay là chủ cũ muốn lấy gì trên đất, trong nhà thì lấy trước khi ra công chứng; còn đã giấy tờ xong thì không còn quyền gì trên đất nữa, trừ khi có sự thoả thận của 2 bên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vụ "chủ đất cũ tự ý đào bứng 3 cây mai trên đất đã bán 4 năm trước" gây chú ý lớn cho bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM. Phóng viên đã tìm gặp lại những người trong câu chuyện này để ghi nhận ý kiến của họ.

ban-dat-khong-ban-mai.jpg
Ông Nguyễn Tài Nguyên lo lắng rằng các tài sản trên đất có thể bị người khác tự ý lấy đi mà không được cơ quan chức năng bảo vệ. Ảnh: TRẦN VŨ

Luật và lệ chưa gặp nhau

Trao đổi với phóng viên về vụ cơ quan chức năng cho rằng ông L. bán đất không bán mai, ông Thạch Xuân Vũ, người đã bán đất cho ông Nguyễn Tài Nguyên, nói: "Tôi mua bán đất đai nhiều năm qua; chưa bao giờ có chuyện ghi cây xanh trên đất vào hợp đồng mua bán. Tất nhiên là cũng không thể ghi được vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước ở địa phương cũng không bao giờ chịu ghi cây cối trên đất vào sổ đỏ. Nếu đủ điều kiện thì ghi nhà, còn nhà cấp 4 như vụ cụ thể này không ghi được.

Tôi mua đất của ông L. chỉ chuyển tên trên giấy chứng nhận, không ghi tài sản trên đất. Nhưng mặc nhiên, sau khi ra công chứng, trả tiền xong thì toàn bộ tài sản nhà cấp 4, 3 cây mai, mấy cây gòn, cây dừa, bông trang là của tôi. Sau đó tôi đã bán lại cho anh Nguyên cũng cách như vậy. Cho nên, quan điểm của tôi, 3 cây mai trước là của ông L; sau khi bán đất cho tôi là của tôi và khi tôi bán đất cho anh Nguyên là của anh Nguyên.

Chúng tôi đã lập biên bản bàn giao căn nhà cấp 4 và tất cả cây cối trên đất, có chính quyền ấp chứng kiến. Sau đó, tôi viết xác nhận có bán cả 3 cây mai cho ông Nguyên giá 18 triệu đồng. Lúc này 3 cây mai vẫn chưa bị phía ông L bứng đem bán.

Cái lệ xưa nay là chủ cũ muốn lấy gì trên đất, trong nhà thì lấy trước khi ra công chứng. Còn đã giấy tờ xong thì không còn quyền gì trên đất nữa, trừ khi có sự thoả thận của 2 bên".

Ông Nguyên khiếu nại bất thành vì "chưa có quyền sở hữu mai"

Sau khi VKSND huyện Thới Bình bác đơn khiếu nại với lý do "nguồn gốc ba cây mai là của ông L; do đó, khi ông Vũ, ông Nguyên không chứng minh được mình có quyền sở hữu thì sở hữu vẫn thuộc ông L", ông Nguyên đã gửi nhiều đơn yêu cầu các cơ quan ở tỉnh can thiệp, xem xét cho ông vụ "bán đất không bán mai".

Ngày 28-11-2023, VKSND tỉnh Cà Mau đã có Thông báo số 665/TB-VKS, về việc không thụ lý khiếu nại, tố cáo của ông Nguyên.

Ngày 19-12-2023, Ban Nội chính Tỉnh uỷ Cà Mau cũng có Công văn số 821-CV/BNCTU, với nội dung: “Ban Nội chính Tỉnh uỷ nhận thấy vụ việc đã được VKSND huyện Thới Bình ra Quyết định số 02/QĐ-VKSTB ngày 14-11-2023 về việc giải quyết khiếu nại, đây là Quyết định có hiệu lực pháp luật…”.

Từ đó, Ban Nội chính Tỉnh uỷ Cà Mau không xem xét giải quyết, hướng dẫn ông Nguyên khởi kiện dân sự.

Nếu đổi vai thì xử sao?

Anh Nguyễn Văn Hai ở Cà Mau có ý kiến: “Công an và Viện kiểm sát cho rằng 3 cây mai vẫn còn là của ông L vì những người mua sau đó chưa ai xác lập quyền sở hữu cây mai. Tôi xin hỏi, trường hợp ông Nguyên bán 3 cây mai, ông L đi tố giác thì xử sao?”

Phóng viên cũng đã cố gắng liên hệ với ông L (chủ đất gốc, bán đất cho ông Vũ, sau ông Vũ bán cho ông Nguyên) để ghi nhận ý kiến của ông. Tuy nhiên, ông L không nghe máy, nhắn tin thì ông chưa trả lời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm