Vụ cưa gỗ khô: Chỉ mong ba tòa hiểu đúng pháp luật

Đó là năm người đã vào rừng đặc dụng Đắk Uy (huyện Đắk Hà, Kon Tum) cưa cây gỗ trắc chết khô đượcPháp Luật TP.HCM phản ảnh nhiều lần.

Hơn ba năm trước, được một kiểm lâm đồng ý, bốn người ở huyện trên đã vào rừng đặc dụng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc chết khô để bán lấy tiền tiêu xài. Sai trái này của nhóm đã bị lực lượng kiểm lâm phát hiện khi 0,123 m3 gỗ được đưa ra khỏi lán chừng 1 km.

Với khối lượng gỗ khai thác trái phép dưới mức 5 m3 nêu trên, cứ tưởng hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng của họ được xử lý hành chính nhanh gọn nhưng không phải vậy. Cả năm người cùng bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản.

Trải qua hai phiên sơ thẩm (đều xử họ phạm tội trộm cắp), hai phiên phúc thẩm (phiên thứ hai xử họ không phạm tội), sắp tới vụ án sẽ còn có phiên phúc thẩm thứ ba. Thân phận pháp lý của năm người vẫn đang long đong từ những phiên tòa dài dằng dặc thế đó.

Kiểm lâm Phan Tiến Dũng (một trong năm bị cáo) chỉ một cây gỗ trắc chết khô trong rừng đặc dụng Đăk Uy. Ảnh: MINH TÂM

Sẽ không có gì phải bàn nếu tòa cấp dưới xử hoàn toàn sai khiến TAND Tối cao cùng TAND Cấp cao tại Đà Nẵng phải lật đi lật lại vụ án. Đằng này như nhiều bài viết phân tích, so sánh của Pháp Luật TP.HCM, nếu TAND tỉnh sai một thì TAND Tối cao và TAND Cấp cao tại Đà Nẵng còn sai nhiều hơn khiến vụ án càng lúc càng bị đẩy đi quá xa.

Có ba vấn đề cần được xem xét để cùng làm rõ đúng, sai của vụ việc.

1. Trước giờ hành vi chặt phá cây rừng bị xử lý sao, theo các quy định nào?

Thực tế xử lý của các cơ quan kiểm lâm và các tòa ở những nơi có rừng tự nhiên đều cho ra câu trả lời thống nhất. Nếu là rừng đặc dụng, gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA (trong đó có gỗ trắc) thì có hai cách xử lý là xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính khi khối lượng gỗ dưới mức quy định để xử lý hình sự. Theo Nghị định 157/2013, với khối lượng dưới 0,3 m3 (như ở trường hợp của năm người trên), mức phạt 2-8 triệu đồng.

Xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nếu khối lượng gỗ là 5 m3 (hoặc về tội hủy hoại rừng nếu mục đích chặt phá là để cây rừng bị chết nhằm lấy đất làm rẫy, làm nương…).

Trong việc xử lý hình sự, ngoài Bộ luật Hình sự thì các nơi còn thực hiện theo Thông tư liên tịch số 19/2007 của Bộ NN&PTNT-Bộ Tư pháp-Bộ Công an-VKSND Tối cao-TAND Tối cao. Dẫu chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng có nói vớiPháp Luật TP.HCM là thông tư này có một số thiếu sót nên không áp dụng nhưng quyết định giám đốc của tòa này cũng đã căn cứ theo thông tư để xử lý vụ án.

Thông tư liên tịch số 19/2007 chỉ rõ: Nếu là rừng đặc dụng do các ban quản lý rừng làm chủ rừng thì hành vi khai thác trái phép cây rừng bị xử tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Riêng rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh mà tổ chức, cá nhân - được cơ quan có thẩm quyền giao sử dụng ổn định, lâu dài - đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ thì hành vi khai thác trái phép cây rừng mới xử một trong hai tội. Gồm có tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nếu người vi phạm là chủ rừng; các tội xâm phạm sở hữu như tội trộm cắp tài sản nếu người vi phạm không phải là chủ rừng.

Từ hướng dẫn này, Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận được trong hết thảy trường hợp cưa gỗ trái phép ở rừng tự nhiên (rừng đặc dụng), các tòa đều xét xử về tội vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng hoặc tội hủy hoại rừng.

2. Vi phạm của năm người khác gì?

Năm người trên cũng có sự lén lút khai thác trái phép cây rừng thuộc nhóm IIA ở rừng đặc dụng. Chỉ có một chi tiết khác là cây trắc mà họ cưa, chặt đã chết khô chứ không còn sống. Cớ gì với riêng họ lại là tội trộm cắp tài sản?

3. Vì sao phải xử lý khác đi?

Theo các phân tích đã nêu, các cơ quan chức năng chỉ có thể xem xét hành vi của năm người về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Do định lượng chưa đủ nên hành vi của họ chưa cấu thành tội này.

Tính ra với phán quyết năm người không phạm tội trộm cắp tài sản, án phúc thẩm lần hai của TAND tỉnh đã xử đúng. Tuy nhiên, tòa này đã sai khi cho là cây gỗ khô bị cưa, cắt trái phép là vô chủ trong khi đây là tài sản mà các chủ rừng được Nhà nước giao để bảo vệ, phát triển rừng.

Vậy lập luận sai của TAND tỉnh sẽ được khắc phục như thế nào? Lý do gì mà hai tòa cấp trên phải đổi thành tội trộm cắp tài sản khi ở các vụ án đồng dạng, yếu tố tài sản của Nhà nước chỉ để làm cơ sở tịch thu tang vật, còn ở vụ này lại là để định tội danh? Chẳng lẽ phải hồ nghi các tòa cấp trên muốn xử tội bằng được để không bị dính án oan, sai?

Với pháp luật hình sự thì nhất định không có sự tùy nghi. Cùng chờ Ủy ban Tư pháp của Quốc hội yêu cầu các tòa tuân thủ triệt để nguyên tắc này. Cùng đặt niềm tin vào TAND tỉnh Kon Tum - nơi từng tuyên vô tội - về sự độc lập xét xử để chấm dứt những ngoại lệ thiếu căn cứ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

(PLO)- Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

(PLO)- Trong vụ án Trần Hùng có cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; nếu chỉ chấp nhận chứng cứ buộc tội và bác bỏ chứng cứ gỡ tội thì liệu nguyên tắc suy đoán vô tội có được đảm bảo?!

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

(PLO)- Cuộc sống luôn có ngoại lệ. Việc bị cáo - cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận tiền cảm ơn từ Việt Á là một ngoại lệ khiến người ta nhớ đến câu “Của tin gọi một chút này làm ghi…”.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

(PLO)- Ngoài xử phạt hành chính, CSGT còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, cơ quan...

Lộng ngôn trên mạng!

Lộng ngôn trên mạng!

(PLO)- Dùng mạng xã hội không khéo hoặc thiếu văn minh thì người dùng rất dễ trở thành “con tin” trước đám đông hoặc bị phạt tiền, bị tù tội.

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

(PLO)- Những căn hộ riêng lẻ “biến hoá” thành chung cư được phê duyệt an toàn PCCC công trình như nhà ở thông thường khiến cho sự an toàn của người sử dụng bị treo lơ lửng.