Mục tiêu duy nhất của cuộc đời là cống hiến
Mở đầu là bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên TGĐ Tập đoàn PVN. Ông Thực xin HĐXX được trình bày trong 15 phút.
Bị cáo này cho hay đảm nhiệm nhiệm vụ phó TGĐ tập đoàn từ tháng 7-2009 đến tháng 9-2011, trong khi dự án nhiệt điện Thái Bình 2 đã và đang triển khai, sau đó bước vào vị trí TGĐ PVN. Quá trình làm việc, các chỉ đạo luôn công khai, minh bạch, không chỉ đạo bằng miệng hay mang tính chất riêng tư.
Về hành vi cố ý làm trái trong bản luận tội cũng như cáo trạng về việc chỉ đạo PVPower ký HĐ 33, các tài liệu mà bị cáo xuất trình tại CQĐT cho thấy việc chỉ đạo chỉ định thầu PVC không do bị cáo đề xuất, không quyết được; việc chỉ định đã được chủ tịch HĐTV ký báo cáo Chính phủ. Việc ký hợp đồng là căn cứ vào nghị quyết HĐTV theo đúng quy định pháp luật. Bị cáo không có bất cứ chỉ đạo nào để hai bên ký hợp đồng trái quy định, rất nhiều văn bản gửi đến chủ tịch HĐTV, TGĐ mà bị cáo không nhận được.
Bị cáo Phùng Đình Thực.
“Bị cáo không có hành vi cố ý làm trái trong việc chỉ đạo PVPower và PVC ký HĐ 33 sai quy định” - bị cáo Thực nói.
Về hành vi chỉ đạo cấp dưới cấp vốn tạm ứng, ba lần bị cáo không nhận được gì, một lần nhận được thì có ký bút phê, rất tiếc khi cán bộ trực tiếp thấy thiếu một phụ lục đã không báo cáo. Điều đó nói rằng bị cáo không có vai trò trong việc tạm ứng vốn sai. Bị cáo khẳng định không có chỉ đạo nào trong việc này, kể cả bằng miệng hay văn bản.
“Bị cáo luôn làm việc công tâm, khách quan, không tư lợi gì, không hề chỉ đạo PVC làm tổng thầu mà chủ động đề nghị liên danh tổng thầu, khi biết sai phạm xảy ra đã kiến quyết chỉ đạo kiểm tra, xử lý ngay để thanh lý và chấm dứt HĐ 33” - bị cáo Thực tự bào chữa.
Tiếp tục, nguyên TGĐ PVN cho rằng trong phần luận tội của VKS nhận định mình thiếu thành khẩn và đổ lỗi cấp dưới. Tại CQĐT, bị cáo luôn khai báo thành khẩn, tại tòa đã đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội nhưng từ những chứng cứ đó lại kết luận bị cáo không thành khẩn. Bị cáo cũng đưa ra các chứng cứ cho thấy sự phân công, phân quyền rất rõ ràng lại cho rằng bị cáo đổ lỗi cho cấp dưới.
“Bị cáo đã làm việc trong ngành dầu khí 40 năm, mục tiêu duy nhất của cuộc đời là cống hiến cho ngành dầu khí phát triển. Bị cáo đã lãnh đạo PVN đạt được nhiều thành tựu…” - ông Thực tự bào chữa.
Nộp tiền là để lương tâm được thanh thản
Người thứ hai tự bào chữa trong buổi sáng hôm nay là ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó TGĐ PVN. Ông Khánh cho rằng bản thân đã hết sức thành khẩn khai báo, giao nộp tài liệu cho CQĐT. Mặc dù thời gian điều tra đang trong kỳ họp Quốc hội thứ 14 nhưng vẫn tích cực phối hợp điều tra, quá trình điều tra thành khẩn khai nhận trách nhiệm với các sai sót của cấp dưới. Thời gian bị tạm giam cũng rất ân hận, nhờ luật sư làm việc với gia đình vay mượn, chủ động nộp 2 tỉ đồng mặc dù chưa biết trách nhiệm dân sự hoặc hình sự đối với mình đến đâu.
“Việc nộp tiền là để lương tâm được thanh thản. Xin HĐXX khoan hồng độ lượng để bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời” - ông Khánh nói.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh.
Liên quan đến kết luận giám định, bị cáo cho rằng không có sức thuyết phục và không đủ căn cứ pháp lý. Cụ thể, mức tính lãi suất thiệt hại lên tới 14% số tiền tạm ứng nhưng thực tế năm 2011, lãi suất ngân hàng không cao đến mức đó, chỉ 9%. “Lấy mức lãi của cho vay nặng lãi để tính là không thuyết phục” - bị cáo nói.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (bìa phải).
Về HĐ 33, nguyên TGĐ PVN cho rằng trong HĐ dân sự khi đã triển khai trên thực tế, nhà thầu đã tới công trường để khởi công mà nói chưa có hiệu lực là chưa thuyết phục.
Về hành vi tạm ứng tiền sai, gồm có nhóm PVN và ban quản lý công trình. Thực chất có hai quy trình khác nhau, việc cấp vốn cho ban là nội bộ, hai người có liên quan trực tiếp đến việc tạm ứng vốn của ban cho PVC và giám sát là bị cáo Vũ Hồng Chương và Trần Văn Nguyên.
Nguyễn Xuân Sơn xin nhận thay trách nhiệm cho bị cáo Lê Đình Mậu vì cho rằng bị cáo này đã làm đúng trách nhiệm,…