Đặc biệt là bị cáo Danh và một số luật sư đề nghị thay đổi vị thẩm phán đã làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ án “con ruồi” trong chai nước ngọt của Công ty Tân Hiệp Phát, bởi nếu vị thẩm phán lại tham gia trong HĐXX vụ án này thì có thể không khách quan, vì vụ án này cũng liên quan đến quyền lợi của Công ty Tân Hiệp Phát.
Dù HĐXX cho rằng vụ Tân Hiệp Phát với vụ Phạm Công Danh là hai vụ án hoàn toàn khác nhau nhưng thực tế thẩm phán đã ngồi ghế chủ tọa phiên tòa vụ “con ruồi” đã ra bản án có lợi cho Tân Hiệp Phát. Đến vụ án này, nhóm bà Trần Ngọc Bích (mà thực chất là Tân Hiệp Phát) lại là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Chưa đặt vấn đề hai vụ án có liên quan đến nhau không nhưng việc bố trí như vậy có liên quan đến “tính vô tư, khách quan” của thẩm phán trong khi xét xử. Vì thế sự lo ngại của bị cáo và người tham gia tố tụng là có căn cứ dù bản án phúc thẩm quyết định có lợi hay không có lợi cho Tân Hiệp Phát. Giả thiết sau này án phúc thẩm quyết định có lợi cho Tân Hiệp Phát thì dù muốn hay không cũng sẽ tạo tâm lý không tốt cho người tham gia tố tụng và dư luận. Còn nếu tòa tuyên không có lợi cho Tân Hiệp Phát thì dư luận cũng có cái cớ để nói: Vì “sợ bị cho rằng không khách quan” nên mới quyết định như vậy!
Phạm Công Danh và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: HY
Nếu không có ai đề nghị thì thôi, chứ đã có người đề nghị thì tòa án cấp phúc thẩm nên bố trí thẩm phán khác ngồi, chẳng nên cố làm gì, cho dù pháp luật không cấm. Đây là vụ đại án mà dư luận rất quan tâm. Dư luận quan tâm đến vụ án không chỉ do các bị cáo có “vai vế” trong lĩnh vực ngân hàng mà còn do những quyết định của tòa án liên quan đến số tiền lớn.
xét xử một vụ án nhạy cảm như vụ án này thì mọi vấn đề đặt ra cần được HĐXX cân nhắc cẩn trọng, không nên chỉ pháp luật thuần túy. Lẽ ra ngay từ khi nhận được quyết định phân công mà thấy có cái gì không ổn thì vị thẩm phán này nên “hồi tỵ” (tức là tránh đi) và báo cáo lãnh đạo phân công thẩm phán khác. Để đến khi tham gia HĐXX rồi ra tòa, có nhiều ý kiến thì e rằng hơi muộn. Mặt khác, lãnh đạo TAND Cấp cao tại TP.HCM khi phân công thẩm phán tham gia HĐXX phúc thẩm cũng phải tính đến tình huống này. Để đến lúc ra phiên tòa, khi có đề nghị của người tham gia tố tụng rồi mới để ý cũng là không nên.
tòa đã không chấp nhận đề nghị thay đổi thẩm phán. Thế nhưng sự kiện này đã bị “tì vết” dư luận, người ta sẽ để ý và sẽ còn nhắc đến nhiều kể cả khi vụ án đã khép lại.