Dân làng chài Nam Ô ngâm mình cạo 'mứt biển' dịp tết

Ngay từ sáng sớm, người dân làng chài Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã có mặt tại khắp các tảng đá lớn, nhỏ ven biển để hái rong biển (người địa phương gọi là mứt). Tiếng sóng biển rì rầm, tiếng sắt cọ vào đá loẹt quẹt khiến một góc bãi rạn Nam Ô trở nên vô cùng nhộn nhịp. Ảnh: T.AN

Người dân nơi đây cho hay mùa mứt biển thường bắt đầu từ tháng 10 dương lịch. Năm nay, do thời tiết thay đổi nên đến khoảng giữa tháng 11 bà con mới bắt đầu lội nước hái mứt. Ảnh: T.AN

Dụng cụ hái mứt biển gồm một miếng sắt cán mỏng và một túi lưới nhỏ. Vài người nhặt mứt bằng tay nhưng hiệu quả không cao như cạo bằng sắt. Để giữ được nguyên vị thơm, ngon, người ta thường bắt đầu hái mứt biển ngay khi nó vừa mọc. Nếu "trễ hẹn", mứt sẽ già và kém ngon. Ảnh: T.AN

Do phải lội nước nhiều giờ đồng hồ nên nhiều người phải mặc thêm áo ấm hoặc áo mưa, mang găng tay và đi tất để giữ ấm cơ thể cũng như bảo vệ bản thân khi lội qua những mỏm đá nhọn, trơn trượt. Ảnh: T.AN  

Người Nam Ô thường đi hái mứt từ 5 giờ sáng, thậm chí sớm hơn. Thời điểm đầu mùa, mứt mọc dày, mỗi ngày họ có thể hái được 3-5 kg. Mứt sau khi hái được rửa qua bằng nước biển, sau đó rửa thêm hai lần bằng nước ngọt rồi để ráo nước. Ảnh: T.AN

Mứt có thể dùng khi còn tươi hoặc phơi khô dùng dần. Giá mỗi ký mứt tươi từ 200-300 ngàn đồng. Mứt ép khô nước, phơi một nắng thì giá cao hơn, dao động 2,5-3 triệu đồng/kg. Khoảng 10 kg mứt tươi sẽ được 1 kg mứt khô. Ảnh: T.AN

Bà Nguyễn Thị Xuân kể bà làm nghề đan lưới nhưng tới mùa mứt biển thì vẫn thường tranh thủ đi hái, vừa để bán vừa để gia đình ăn dần. "Không rõ có từ bao giờ, chỉ biết tầm bảy, tám tuổi là tui đã lon ton theo ba mẹ đi hái mứt biển. Ngày xưa mứt mọc dày, giờ thì ít hơn. Nếu có sức khỏe, rong thuyền ra mấy bãi đá ngoài xa kia thì tha hồ hái. Hôm qua con trai tui đi từ 3 giờ sáng đến 2 giờ chiều được 2,5 triệu đồng" - bà Xuân hào hứng. 

Một thoáng ưu tư. Ảnh: T.AN

Mứt biển Nam Ô từ lâu đã vang danh cả nước nên vào mùa bà con nơi đây  thường hái đến đâu hết đến đó, nhiều người từ Hà Nội, TP.HCM cũng liên hệ để đặt hàng. Bởi vậy, nhiều gia đình cả ba, bốn chị em đều tranh thủ đi hái mứt để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: T.AN 

Đa số những người đi hát mứt biển đều đã lớn tuổi. Ảnh: T.AN

Ngoài hái mang bán, nhiều người hái mứt biển về phơi khô để dùng dần hoặc gửi cho con cái đang đi học hay làm ăn xa như một cách để nhắc nhở các con luôn nhớ về quê hương. Ảnh: T.AN

9 giờ sáng, nắng bắt đầu gắt và sóng ngày càng lớn nhưng ai nấy vẫn miệt mài bên những tảng đá lớn, nhỏ để hái "lộc trời". Trải qua bao năm tháng, mứt biển Nam Ô vẫn giữ nguyên giá trị và là món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho bà con nơi đây. Ảnh: T.AN

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 16-5: Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư xin lỗi Đảng, Nhà nước; Chính sách hỗ trợ sinh 2 con trước 35 tuổi

Bản tin trưa 16-5: Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư xin lỗi Đảng, Nhà nước; Chính sách hỗ trợ sinh 2 con trước 35 tuổi

(PLO)- Ông Lưu Bình Nhưỡng ủy quyền cho luật sư nói lời xin lỗi Đảng, Nhà nước; Cưỡng chế phá dỡ khách sạn rồi vứt tài sản ra bãi rác; Đọc báo biết bị truy nã, bị can đến cơ quan công an đầu thú; Bộ Chính trị yêu cầu có chính sách hỗ trợ người sinh 2 con trước 35 tuổi.

Đọc thêm

Tuyên dương 94 gương 'Người tốt việc tốt'

Tuyên dương 94 gương 'Người tốt việc tốt'

(PLO)- 94 gương 'Người tốt việc tốt' được LĐLĐ TP Thủ Đức tuyên dương là những cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong lao động, sản xuất, sáng tạo và các hoạt động vì cộng đồng.

Bãi rác Đa Phước: ‘Lớp học môi trường xanh’ giữa lòng thành phố

Bãi rác Đa Phước: ‘Lớp học môi trường xanh’ giữa lòng thành phố

(PLO)- Không chỉ là nơi xử lý rác lớn nhất TP.HCM, Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) ở huyện Bình Chánh còn là “lớp học xanh” hấp dẫn, mang đến cho học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế những trải nghiệm thực tế sống động và thiết thực về bảo vệ môi trường.