Đề nghị xử hình sự tội trốn đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có văn bản gửi BHXH cả nước về hướng dẫn rà soát, điều tra, đôn đốc phát triển đối tượng tham gia các khoản bảo hiểm.

Theo đó, đối với đơn vị cố tình không đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc cố tình không ký biên bản làm việc, phối hợp với cơ quan chức năng, BHXH yêu cầu thanh tra chuyên ngành đột xuất. Kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định.

BHXH Việt Nam thực hiện việc tuyên truyền chính sách BHXH cho người dân. Ảnh: VIẾT LONG

Với các tổ chức, đơn vị trốn đóng các khoản bảo hiểm, BHXH Việt Nam yêu cầu lập hồ sơ chuyển CQĐT đề nghị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 216, Bộ luật Hình sự

BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc rà soát, điều tra, phát triển đối tượng trên địa bàn, kịp thời chấn chỉnh và giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trước đó, TAND Tối cao tổ chức công bố Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng ba điều của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tội gian lận bảo hiểm và trốn đóng bảo hiểm.

Theo đó, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, cơ quan BHXH gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan để xem xét, khởi tố. Đối với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện cho người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm