Nga gửi 10.000 sinh viên tới ĐH danh tiếng thế giới

 Bộ Giáo dục nước này dự định sẽ gửi phần lớn sinh viên đi du học tại Mỹ. Số sinh viên còn lại sẽ được gửi đi đào tạo tại Australia, châu Âu và một số nước khác. Tuy nhiên, theo kế hoạch này, tất cả sinh viên được gửi đi du học phải trở lại Nga làm việc sau khi học xong.

Nga gửi 10.000 sinh viên tới ĐH danh tiếng thế giới ảnh 1
Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev và tham vọng gửi
10.000 sinh viên đi du học nước ngoài mỗi năm.
Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev cho hay: “Hàng nghìn các nhà khoa học trẻ, kỹ sư, và nhân viên hành chính sẽ nhận được bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại các trường hàng đầu trên thế giới trong vòng 1 thập kỷ tới. Hy vọng, những sinh viên được gửi đi đào tạo ở nước ngoài sẽ giữ những vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học, giáo dục,... ở Nga.” Ban đầu, Nga sẽ gửi 2000 sinh viên đi du học nước ngoài từ năm 2012 và con số này sẽ tăng lên 10.000 sinh viên vào năm 2015. Ước tính, chi phí cho 2000 sinh viên du học vào khoảng 60 triệu USD/năm. Những sinh viên đi học lấy bằng tiến sĩ  nhận được 120.000 USD và bằng cử nhân là từ 15.000 đến 20.000/năm. Sau khi các sinh viên hoành thành khóa học, chính phủ cũng chịu trách nhiệm tìm kiếm việc làm tại Nga phù hợp với chuyên ngành của từng người. Bộ trưởng Giáo dục Nga Sergei Fursenko cho biết: “Chúng tôi đang lập ra một chương trình với sự tham gia của các nhà tuyển dụng trong nước. Họ sẽ chịu trách nhiệm tạo cơ hội việc làm với mức thu nhập cao cho những sinh viên du học trở về nước.” Trong những năm đầu tiên của chương trình, sinh viên có thể tự chọn khóa học phù hợp với họ. Nhưng trong những năm sau đó, chính phủ sẽ đưa ra những yêu về những ngành mà các công ty ở Nga đang cần để sinh viên lựa chọn, nhằm tránh tình trạng thiếu và thừa nhân lực chất lượng cao giữa các ngành. Các chuyên gia đánh giá kế hoạch gửi sinh viên đi du học của tổng thống Medvedev có thể mang lại lợi ích cho cả sinh viên và nước Nga. Theo Leonid Fituni, trưởng khoa kinh tế thế giới tại trường đại học Khoa học chính trị và Môi trường, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tại tại các trường đại học hàng đầu thế giới đang rất khan hiếm tại Nga. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục đại học của Nga tỏ ra hoài nghi về khả năng những sinh viên được gửi đi đào tạo tại các trường đại học Phương Tây sẽ về nước làm việc. Sergei Komkov, chủ tịch Hội giáo dục toàn Nga cho biết phần lớn những sinh viên được chính phủ gửi đi học nước ngoài đều không về nước làm việc vì mức lương ở Mỹ và châu Âu cao hơn hẳn so với ở Nga.
Theo Thanh Xuyên (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm