Tài xế cần biết 15 lỗi vi phạm bị tạm giữ phương tiện

Cụ thể, tại Điều 78 Nghị định này có ghi rõ các trường hợp khi tài xế vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện ngay lúc đó. Theo điều này, mục đích tạm giữ phương tiện nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến bảy ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Trong đó, 15 trường hợp cụ thể như sau:

1.     Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường.

2.      Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

3.     Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

4.     Thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

5.      Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

6.      Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép (nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở).

7.      Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.

8.      Điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9.      Điều khiển xe có giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới một tháng.

10.  Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.

11.  Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).

12.  Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ một tháng trở lên.

13.  Có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới sáu tháng.

14.  Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

15.  Sử dụng giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có dấu hiệu bị tẩy xóa. Sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.