Cạnh tranh công bằng
Hiện nay, giá tính thuế TTĐB đối với xe nguyên chiếcnhập khẩu(xe dưới 24 chỗ ngồi) gồm giá tính thuế nhập khẩu (là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên hay còn gọi là giá C.I.F) + thuế nhập khẩu. Trong khi đó đối với xe sản xuất trong nước giá tính thuế TTĐB bao gồm giá thành sản xuất(giá vốn) cộng chi phí bánhàng trong nước (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo trưng bày, vận chuyển, bảo hành...) cộng với lãi của người nộp thuế.
Tuy nhiên trước bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng ô tô, điều hòa theo các cam kết quốc tế, Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng với hàng sản xuất trong nước vì trong giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu không có chi phí bán hàng trong nước, lãi của cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
Vì vậy, VAMA đề nghị có giải pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và cần thiết phải sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô và điều hòa để bảo đảm công bằng với hàng nhập khẩu.
Bộ Tài chính cũng nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng về hình thức để tối đa hóa lợi nhuận, như thành lập công ty con tại Việt Nam của các hãng nước ngoài, thành lập liên doanh thay vì văn phòng đại diện hay chi nhánh nước ngoài trước đây.
Những công ty con hay công ty liên doanh tại Việt Nam đại diện cho các hãng nước ngoài này đều thực hiện đầy đủ hoạt động phân phối, xúc tiến thương mại và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa hàng hóa tại Việt Nam. Bên cạnh đó, từ ngày 26-6-2011, theo quy định của Bộ Công Thương, cơ sở kinh doanh nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải đáp ứng điều kiện là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó và phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì quy định về giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi như hiện hành (với khác biệt về chi phí bán hàng trong nước) thì khi thuế nhập khẩu cắt giảm về mức 0%, ô tô dưới 24 chỗ ngồi sẽ càng có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với sản xuất, lắp ráp trong nước.
Hai phương án thay đổi
Bộ Tài chínhđề xuất 2 phương án tính thuế. Với phương án 1, cơ quan này đề nghị bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của nhà nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu ô tô bán ra. Như vậy, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ bằng giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng trừ (-) thuế bảo vệ môi trường (nếu có) chia cho thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cộng (+) 1.
Với phương án này, nhà nhập khẩu được tính trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu. Đồng thời, để hạn chế chuyển giá thông qua kê khai giảm giá tính thuế của nhà nhập khẩu dẫn đến số thuế TTĐB phải nộp âm thì dự thảo sẽ bổ sung quy định trường hợp số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra trong nước nhỏ hơn số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB âm) thì nhà nhập khẩu chỉ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước.
Việc xác định giá tính thuế TTĐB khi bán ra trong nước đối với cơ sở nhập khẩu được như cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán ra trong nước.
Với phương án 2 là giữ như quy định hiện hành về giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ sẽ được giữ ổn định, song khả năng cạnh tranh của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ bị giảm nghiêm trọng trong bối cảnh thuế nhập khẩu đang được cắt giảm về 0% theo các cam kết quốc tế.
Và Bộ Tài chính nghiêng về phương án 1 vì phương án này vì sẽ bảo đảm bình đẳng về giá tính thuế giữa ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước trước bối cảnh thuếnhập khẩuđược cắt giảm mạnh.
Giá xe NK sẽ tăng
Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được chấp thuận với sự thay đổi cách tính thuế TTĐB này, giá xe NK nguyên chiếc dự kiến sẽ tăng.
Tính toán của một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho thấy: ví dụ một chiếc xe nhập khẩu có giá khai báo (CIF) là 33.000 USD, với cách tính thuế TTĐB như hiện nay thì DN sẽ phải nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (tínhtrên giá CIF và thuế giá trị gia tăng)ước tính giá thành của chiếc xe thuế vào khoảng 100.000 USD (giá này chưa bao gồm chi phí vận chuyển, bán hàng,.... và lợi nhuận, giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng). Nếu tính theo phương án tính giá tính thuế TTĐB mới (thêm chi phí bán lẻđến tay người tiêu dùngtrên giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng) thìước tínhthuế TTĐB đối với chiếc xe trên sẽ tăng thêm 10.000 USD (chưa kể thuế GTGT cũng tăng theo).
Vàđương nhiên mức tăng này sẽ bịđẩy vào giábán sản phẩmvớitỉ lệước tính sẽ tăng từ 5-10% tùy xe.
Thực tế này cũng đã được Bộ Tài chính tính toán đến, songđến thờiđiểm 2018, thuếnhập khẩuxe nguyên chiếc sẽ giảm về 0% sẽ giúp xenhập khẩugiảm giá thành vàđây được xem là giải pháp hỗ trợ ô tô sản xuất lắp ráp trong nước trong bối cảnh thuếnhập khẩugiảm mạnh.
Những đóng góp đối với dự thảo này sẽ được Bộ Tài chính thu thập đến hết 20-5 và tiếp thu để trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 6-2015.
Khảo sát của Bộ Tài chính trên thế giới có 2 nhóm nước quy định giá tính thuế TTĐB khác nhau: Nhóm 1gồm Hàn Quốc, Israel, Mexico, Australia áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán buôn; Phần Lan, Áo, Chile áp dụng giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng.Theo nhóm này, giá tính thuế TTĐB sẽ bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của người nộp thuế không phân biệt cơ sở sản xuất hay cơ sở nhập khẩu và có nhiều trường hợp thu trên cả chi phí khâu lưu thông thương mại đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm 2, đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá CIF cộng (+) với thuế nhập khẩu; đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán tại kho nhà máy. Nhóm này gồm một số nước như: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Malaysia. Tuy nhiên, Thái Lan đang dự kiến quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đối với cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu do khó xác định khái niệm giá bán tại kho nhà máy này không rõ ràng tạo kẽ hở để lợi dụng giảm thuế do phân bổ giữa công ty mẹ, con. |