Xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng vẫn phải giải cứu

Nền Nông nghiệp Việt Nam những năm gần đang đối mặt với nhiều thách thức khi lối làm ăn nhỏ lẻ đã không còn phù hợp. Do vậy cần có bước chuyển mình thích ứng với nền nông nghiệp cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh ngay cả với các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài tại thị trường nội địa.

Trong bối cảnh đó, một hội thảo tham vấn cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, do Bộ NN&PTNT tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội với những trăn trở.

Hàng loạt bất cập chưa được giải quyết

Bộ trượng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin, ngành nông nghiệp góp phần thực sự quan trọng trong phát triển kinh tế suốt 30 năm qua.

Tuy niên, theo Bộ trưởng Cường thì nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập bất cập. Trong đó đáng chủ ý là nền nông nghiệp vẫn dựa trên sản xuất các hộ nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến hiệu quả không cao, chuỗi giá trị trên thị trường bấp bênh, quản trị gặp khó khăn.

Những vấn đề lớn của ngành nông nghiệp theo ông Cường hiện nay là tái cơ cấu theo hướng sản xuất chuỗi, trong đó tập trung giải quyết các vấn đề về chế biến, thị trường, đây là hai khâu yếu nhất hiện nay.

Theo ông Cường, trong 4 năm dù đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng vay vốn và và các chính sách ưu tiên khác cho doanh nghiệp làm nông nghiệp nhưng vẫn còn ở mức quá thấp, nhiều bất cập dù Chính phủ, Quốc hội rất ưu tiên đối với nông nghiệp.

Tổng thư ký Hội nông nghiệp Việt Nam ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng, bốn năm qua kể từ khi Nghị định 210/2013 có hiệu lực nhưng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp rất thấp, chậm hơn so với các lĩnh vực khác. 

Quy mô doanh nghiệp chủ yếu nhỏ và vừa, thậm chí doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp còn yếu kém đặc biệt là liên kết giữa các hộ dân với đối tác và thị trường. Chỉ cần nhìn vào con số đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp bốn năm qua là quá khiêm tốn: trên 4.400 doanh nghiệp, chưa đạt 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư ở lĩnh vực khác.

Chưa hết, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp rất thấp, có 75% sử dụng máy móc hết khấu hao, đa số doanh nghiệp nhỏ sử dụng máy móc lạc hậu.

Nhiều nơi bán thịt heo giá rẻ để giải cứu heo khủng hoảng thừa

 “Phải bỏ giấy phép con, giấy phép cháu”

Ông Ngọc cho rằng muốn nông nghiệp hút đầu tư thì phải bỏ “giấy phép con, cháu”. Điều cần làm ngay là giảm thủ tục hành chính, bớt rườm rà đi còn cứ tồn tại điều này chỉ làm nản lòng các doanh nghiệp đầu tư.

Đại diện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cũng đề nghị hàng loạt các chính sách để nền nông nghiệp Việt Nam thay đổi. Đó là miễn phí 100% thuế đất đai cho các doanh nghiệp làm nông nghiệp, hỗ trợ về tín dụng, thuế, lãi xuất để doanh nghiệp yên tâm đầu tư khi có hiệu quả sẽ hoàn lại thuế, vốn trong hạn định cụ thể 2 đến 5 năm đầu tiên.

Đặc biệt cần phải miễn thuế đất đất, miễn thuế VAT cho các loại nông sản từ bán trong nước đến xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên khẳng định, nếu nông nghiệp không thay đổi  thì nông nghiệp khó có cơ hội. Hơn nữa nếu nông nghiệp nông dân không có các doanh nghiệp dẫn dắt thì khó thành công. Nếu không tháo gỡ ngay được việc này thì nông nghiệp sẽ chẳng ăn thua gì ở thời điểm hội nhập như hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, tinh thần sẽ sửa nghị định ngay, hiện Thủ tướng đã giao cho các Bộ KHCN, Bộ Tài Chính, Bộ NN&PTNT sớm hoàn thiện Nghị định 210 để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu, ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi. 
Mặc dù thời gian qua ngành nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ nhưng sức sức sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục bứt phá, thị trường tiêu thụ mở rộng hứa hẹn một năm bội thu về xuất khẩu nông lâm và thủy sản.

Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng qua ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, trong 4 tháng tới nếu không có những diễn biến bất thường kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt và vượt mức 33 tỷ USD trong năm 2017.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới